Mách cha mẹ 4 giải pháp để rút ngắn khoảng cách với con cái

Công cuộc nuôi nấng một đứa bé chưa bao giờ đơn giản, nhất là trong cuộc sống hiện đại và năng động như hiện nay, bố mẹ càng phải đối diện với nhiều khó khăn, vất vả hơn. Không chỉ làm sao lo được cho con cơm no áo ấm, mà còn phải trăn trở làm thế nào để gần gũi và trở thành một người bạn của con. Thực tế cho thấy rằng trẻ càng lớn càng có xu hướng muốn xây dựng một không gian riêng tách biệt với bố mẹ. Dẫu biết đấy là quy luật nhưng chúng ta cần giải pháp cải thiện tình trạng trên một cách hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo con mình có suy nghĩ độc lập và trưởng thành như mong muốn. Bài viết dưới dây sẽ chia sẻ đến anh chị những thông tin hữu ích nhất.

cach-rut-ngan-khoang-cach-giua-cha-me-va-con-cai

I. Những nguyên nhân khiến trẻ tạo khoảng cách với cha mẹ

1. Trẻ thấy không được là chính mình

Hầu hết các gia đình đều cố gắng uốn nắn con theo một khuôn khổ mà họ cho là tốt và cần thiết, vì vậy mà tạo nên phản xạ cố gắng vâng lời ở trẻ. Trẻ khó tìm được sự thoải mái như khi đang ở bên bạn bè. Nhiều khi có những vấn đề mà trẻ rất muốn xử lí theo cách của mình, nhưng bố mẹ lại cố gắng buộc bé làm theo chỉ dẫn cũng như kinh nghiệm người lớn. Đôi khi chỉ những việc cơ bản đó đã khiến trẻ không dám bộc lộ tính cách, suy nghĩ riêng. Từ đó dẫn đến việc trẻ ngại khi chia sẻ với bố mẹ.

Bên cạnh đó, bố mẹ hay dùng suy nghĩ của mình áp đặt lên trẻ, dẫn đến sự chênh lệch giữa hai thế hệ. Ví dụ như có những mơ ước của con mà bố mẹ cho là viển vông, nhưng với bé lại là điều gì đó vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Tuy vậy, để bố mẹ không la mắng thì trẻ phải cố gắng giấu diếm, thực hiện điều mình muốn một cách âm thầm để bố mẹ không biết. Vì vậy, có nhiều đứa trẻ ở nhà có một tính cách khác, khi đi ra ngoài lại có một tính cách khác hẳn, thật sự nhiều khi cũng gây khó khăn cho các bé.

2. Trẻ không tìm được sự đồng điệu

Việc này thường thấy ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Khi đó trẻ có thế giới riêng của mình, có những bí mật ngại chia sẻ với bố mẹ và không có nhiều thói quen cùng làm với bố mẹ. Trong mắt bố mẹ, con luôn còn nhỏ và chưa hiểu chuyện, vì vậy nên vô tình bỏ qua những vấn đề của con vì xem chúng chỉ là chuyện nhỏ. Cứ như thế, con bỏ dần mong muốn tâm sự và nhận lời khuyên từ bố mẹ. Thay vào đó là các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa với trẻ. Đó có thể được xem là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ tìm thấy sự đồng điệu trong tư tưởng và nhận thức.

II. Cách hiệu quả để bố mẹ giảm dần khoảng cách với con cái

1. Tôn trọng suy nghĩ và góc nhìn riêng của con

Có một điều bạn phải chấp nhận đó dù còn ít tuổi, trẻ vẫn đủ năng lực để có thể đánh giá và đưa ra quan điểm của mình. Đó có thể là vấn đề về trường lớp, bạn bè hay các mối quan hệ. Thay vì nhất định phải ép chúng thay đổi và bắt buộc nghe theo mệnh lệnh của bố mẹ, bạn nên cùng con phân tích, nghe ý kiến của con. Nếu có điều gì cần điều chỉnh bạn nên nhẹ nhàng góp ý để con hoàn thiện hơn. Các bậc phụ huynh nên tránh tình trạng la mắng hay bỏ qua những câu chuyện của trẻ vì có thể chúng sẽ sinh ra phản kháng lại hoặc trở nên khép kín với bố mẹ.

2. Cho con cơ hội được tự khám phá thế giới

Trẻ có nhu cầu được tự trải nghiệm thay vì chỉ biết qua lời nói của bố mẹ hay thầy cô. Bạn nên tạo điều kiện cho con được tự khám phá thế giới để tìm thấy bản sắc riêng của mình. Trong giai đoạn này, bố mẹ hãy trở thành bạn, hoặc người cố vấn giúp trẻ định hướng những hoạt động nào là tích cực, cùng nhau động viên đam mê hay năng khiếu nơi con. Thêm vào đó, bố mẹ nên mạnh dạn để con được phạm sai lầm trong giới hạn cho phép, thất bại sẽ dạy con nhiều bài học quý báu, giúp con mạnh mẽ hơn trong tương lai.

3. Đừng lo lắng khi con muốn không gian riêng

Thay vì quá căng thẳng khi con dường như có thế giới riêng hay bí mật đáng lo ngại nào đó, bạn nên tạo không gian cho con có được sự tự do phát triển. Đây là lúc trẻ muốn dành nhiều thời gian cho bản thân mình để hiểu được mong muốn của bản thân và xây dựng tính cách cá nhân. Hãy cho trẻ biết bố mẹ rất vui khi trẻ chịu tâm sự với bố mẹ thay vì gặn hỏi hoặc la mắng. Bạn nên lưu ý rằng càng dùng bạo lực ngôn ngữ hay hành động chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp và đi xa hơn.

cha-me-dung-qua-lo-lang-khi-con-muon-co-khong-gian-rieng

4. Thường xuyên lắng nghe và mở lòng với con

Nếu trước đây thông tin chỉ đi một chiều từ bố mẹ đến con cái, bố mẹ nói sao thì con nghe đó, bây giờ, bạn hãy tạo ra những cuộc trao đổi văn minh, mang tính bình đẳng với trẻ. Cho trẻ hiểu rằng bạn thật sự muốn lắng nghe ý kiến của trẻ về vấn đề nào đó. Cách đặt câu hỏi cũng khá quan trọng. Bạn nên chọn các câu hỏi mở, điều này giúp bạn hiểu được lối suy nghĩ hoặc mong muốn của trẻ nhiều hơn. Tuyệt đối không được quát tháo sẽ chạm đến cái tôi của trẻ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận và kích thích phản ứng chống đối.

Kết luận: Vậy mới thấy, sinh con ra thì dễ, nuôi dạy con mới khó; la mắng con thì dễ, trò chuyện cùng con mới khó. Nhất là trong cuộc sống bận rộn này, bố mẹ buộc phải linh động và sắp xếp đủ thời gian dành cho gia đình. Chúng tôi tin chắc rằng, bạn sẽ thấy những nỗ lực này là hoàn toàn xứng đáng khi bạn có được mối quan hệ gần gũi và tốt đẹp với con. Ngoài sự ấm áp từ gia đình, sự kết nối của trẻ với thầy cô của mình cũng rất quan trọng. Gia Sư Việt luôn có đội ngũ gia sư giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống. Anh chị hãy liên hệ qua Hotline 096.446.0088 – 090.462.8800 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Tham khảo thêm:

6 giải pháp thuê gia sư tại quận Nam Từ Liêm chất lượng nhất

♦ Phương pháp giáo dục con trẻ tự lập và không ỷ lại vào ba mẹ

♦ Những điều quan trọng đối với con trẻ hơn cả thành tích học tập

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088