6 tuyệt chiêu cần áp dụng giúp trẻ Tiểu học hình thành sự tự tin

Bên cạnh những trẻ Tiểu học hoạt bát, năng nổ và tự tin thì cũng có rất nhiều bạn luôn khép mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là điều mà các cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng và gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp hỗ trợ con mình. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tính cách của con hoặc môi trường sống, tuy nhiên phần lớn là do thiếu sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cho các bậc phụ huynh một số kinh nghiệm và 6 tuyệt chiêu giúp trẻ Tiểu học hình thành sự tự tin.

cach-giup-tre-tieu-hoc-tu-tin-hon

1. Dạy trẻ Tiểu học biết yêu bản thân

Nhiều trẻ cảm thấy tự ti về bản thân, có thể do ngoại hình không được đẹp, giọng nói ngọng hay hoàn cảnh gia đình… Cha mẹ muốn con mình tự tin hơn thì cần phải dạy cho con trước tiên phải biết yêu chính bản thân mình. Thay vì ngại ngùng vì những điều mình chưa hoàn thiện thì con có thể phát huy những điểm mạnh của con, dần dần khắc phục những điểm yếu. Chỉ khi con biết yêu, biết quý trọng bản thân con thì con mới có thể tự tin và nói chuyện với nhiều người, thuyết trình nơi đông người. Tự tin sẽ có chìa khóa giúp trẻ thành công trong tương lai, chính vì vậy ngay từ nhỏ cha mẹ cần dạy cho con kĩ năng quan trọng này.

2. Cho trẻ luyện tập nói trước gương

Không ít trẻ Tiểu học mắc chứng bệnh “sợ đám đông”. Khi yêu cầu các em nói chuyện trước nhiều người thì trẻ sẽ có các biểu hiện như mặt mũi đỏ tía tai, đổ mồ hôi, nói lắp bắp. Nếu cha mẹ không can thiệp và tìm cách giúp đỡ con sẽ khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp. Để có thể cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên gợi ý cho trẻ đứng trước gương tập nói sao cho trơn tru, biểu đạt cảm xúc trên gương mặt cũng như dùng tay, ánh mắt, nụ cười để truyền đạt một nội dung, thông điệp nào đó đến mọi người. Sau một thời gian luyện tập nói trước gương, chắc chắn trẻ sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều.

3. Chăm chút đến ngoại hình của trẻ

Như đã nói ở trên, ngoại hình là một nguyên nhân dẫn đến trẻ mất đi sự tự tin. Không phải trẻ nào khi sinh ra cũng có ngoại hình xinh xắn, đáng yêu. Bước vào môi trường tiểu học, được gặp gỡ nhiều bạn bè cùng trang lứa, trẻ bắt đầu ý thức và có sự so sánh về ngoại hình của mình với bạn bè xung quanh. Những trẻ không có ngoại hình sẽ dễ bị tự ti và thu mình trong một góc. Cha mẹ cần nắm bắt và hiểu tâm lí của con, chăm sóc hơn vẻ bề ngoài để giúp con tự tin hơn bằng nhiều cách, cụ thể như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để con có thân hình cân đối, khỏe mạnh.
  • Dạy con vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng khi đến trường từ đó thoải mái chơi đùa cùng bạn bè
  • Khi đáp ứng hai điều kiện trên thì con bạn sẽ tự tin bày tỏ những quan điểm cá nhân của mình trong lớp học.

4. Khen ngợi khi trẻ đạt thành tích tốt

Những thành tích trẻ đạt được cho dù khá nhỏ thì cha me cũng nên khích lệ và dành lời khen ngợi cho con. Có thể con giải được bài toán khó mà cả lớp không ai giải được, con đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi… Việc khen ngợi có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ hình thành sự tự tin, trẻ cảm thấy mình là người có năng lực, có ích cho xã hội. Tuy nhiên khen ngợi cũng có những mức độ giới hạn, cha mẹ chỉ khen ở mức độ vừa phải, có chừng mực và khích lệ con cần cố gắng để đạt những kết quả tốt hơn. Việc khen ngợi quá mức, tâng bốc sẽ dễ khiến trẻ trở nên tự cao, kiêu ngạo, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này.

5. Cho trẻ Tiểu học tham gia câu lạc bộ

cho-tre-tham-gia-cac-hoat-dong-van-nghe-the-thao

Những trẻ thiếu tự tin thường khá ngại giao tiếp, vui chơi và thể hiện bản thân đối với người xung quanh, đặc biệt là người lạ. Nếu cứ để trẻ ở nhà thì trẻ sẽ mãi thiếu tự tin và sống khép kín. Cha mẹ lúc này cần mở rộng phạm vi giao tiếp của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia một số câu lạc bộ thể thao, múa, hát… Ở những nơi này, trẻ sẽ gặp gỡ nhiều bạn, thầy cô, tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi bổ ích. Dần dần trẻ sẽ tự tin hơn, cởi mở hơn với mọi người. Nhiều bậc phụ huynh áp dụng để giúp con mình cải thiện rõ rệt sự tin tin, thậm chí còn bộc lộ những năng khiếu thiên phú.

6. Nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên

Trẻ thường có những biểu hiện rõ nhất về sự thiếu tự tin khi ở trường học, chính bởi vậy mà giáo viên Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc uốn nắn và giúp trẻ hòa đồng. Cha mẹ có thể nói chuyện và nhờ cô giáo giúp đỡ, quan tâm và tìm ra những phương pháp giúp con mình hiệu quả hơn. Giáo viên khi đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài học thì có thể gọi những học sinh thiếu tự tin phát biểu để các em dần mạnh dạn hơn, nói lên ý kiến và quan điểm của mình. Ngoài ra, giáo viên cũng nên tạo ra nhiều hoạt động tương tác, tổ chức buổi học nhóm thú vị để các thành viên trong lớp gần gũi, cởi mở và chia sẻ với nhau mọi điều.

Kết luận: Tự tin là một trong những đức tính mà bất cứ trẻ nào cũng cần. Chỉ khi trẻ tự tin mới có thể dám nói lên những quan điểm cá nhân của mình, dám phát biểu trước đám đông, dám theo đuổi những ước mơ. Có sự tự tin trẻ sẽ có những mối quan hệ tốt và thành công hơn trong tương lai. Chính bởi vậy cha mẹ cần quan tâm đến việc giúp con hình thành sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Chúng tôi hi vọng những thông tin ở bài viết này sẽ được các bậc phụ huynh áp dụng hiệu quả.

Tham khảo thêm:

8 phương pháp rèn trí tưởng tượng cho trẻ cha mẹ nên biết

Top 10 trung tâm cung cấp gia sư lớp 1 tại Hà Nội uy tín nhất

Cha mẹ nên ứng phó ra sao khi con học Tiểu học bị chậm nói?

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088