Tiếng Anh là môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp THPT nhưng lại gây khó khăn với đa số học sinh, nhất là tại các trường ngoại thành hoặc miền núi. Chất lượng giáo viên Tiếng Anh của các trường này cũng chưa đáp ứng việc giảng dạy ở trình độ cao. Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, đa số học sinh đã bắt đầu ý thức được vai trò của Tiếng Anh đối với tương lai bản thân. Trên thực tế, những em tự giác học tập Tiếng Anh không đơn giản chỉ để thi tốt nghiệp mà còn trang bị vốn ngoại ngữ cần thiết bước vào đại học. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ 5 bước thực hiện giúp học sinh THPT tiếp thu tốt Tiếng Anh.
Mục lục
1. Nâng cao trình độ chuyên môn
Ở cấp THPT, các em học sinh đã có những kiến thức nhất định về Tiếng Anh. Vậy nên, đòi hỏi ở giáo viên bộ môn cao hơn về chất lượng. Tại nhiều trường phổ thông, tình trạng giáo viên bộ môn Tiếng Anh với chất lượng giảng dạy chưa cao vẫn còn phổ biến. Thể hiện ở nội dung chưa lôi cuốn, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Vậy nên vấn đề bức thiết đòi hỏi ở mỗi giáo viên tiếng Anh cho học sinh THPT là phải không ngừng nâng cao khả năng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Học sinh THPT ngày nay rất nhanh nhạy nắm bắt vấn đề và cả khả năng lĩnh hội kiến thức. Riêng ngoại ngữ, các em không chỉ học trên lớp mà còn học tại các trung tâm ngoại ngữ chất lượng, học qua internet cũng đem lại hiệu quả cao, tiến bộ rất nhanh. Vậy nên luôn có sự so sánh với giáo viên đứng lớp tại trường phổ thông mình đang học. Nếu giáo viên không trang bị cho mình vốn kiến thức phong phú, khả năng ngoại ngữ tốt thì rất dễ bị thụt lùi trước sự tiến bộ rất nhanh của học sinh.
2. Áp dụng giải pháp tăng hứng thú
Người giáo viên nếu không biết gây hứng thú học ngoại ngữ cho học sinh thì học trò dễ bị chán nản và không coi trọng môn học này. Bởi không phải học sinh nào cũng có ý thức tự giác để nâng cao khả năng ngoại ngữ cho bản thân mình. Giáo viên cần phải có cái nhìn xác đáng, biết nhìn nhận học sinh thuộc đối tượng tiếp nhận kiến thức ngoại ngữ ở mức độ nào để có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Dung hòa mọi đối tượng với khả năng nhận thức khác nhau.
Tùy điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên có thể tìm đến những cách thức để làm cho học sinh hứng thú trong giờ học, dần dần sẽ học nó với sự niềm đam mê. Học Tiếng Anh quan trọng nhất là nỗ lực tự học của mỗi em học sinh. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải hết sức có trách nhiệm, nhiệt tình với bộ môn mình phụ trách và công việc mình đang làm. Mỗi giờ dạy phải sinh động nhẹ nhàng, lôi cuốn mới có thể hấp dẫn học sinh.
3. Lồng ghép trò chơi vào bài giảng
Đây là cách làm hữu hiệu bởi Tiếng Anh là môn học cần có nhiều người và phải nói chuyện, giao tiếp, trao đổi mới có thể rèn luyện được khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mới. Những trò chơi đơn giản nhưng hấp dẫn có tác dụng rất tốt đến việc kích thích các em học sinh tăng cường giao tiếng và tăng khả năng tiếp cận ngô ngữ Tiếng Anh. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhóm, cá nhân, tập thể với các trò chủ yếu là những hoạt động thi đấu đơn giản như nhìn tranh ghi chép lại từ bằng tiếng Anh, viết từ mới, định nghĩa… Huy động trí tuệ của đồng đội và tạo sự thi đua sôi nổi, giúp các em phấn khích và giờ học trở nên thú vị hơn.
4. Hướng dẫn học sinh tự rèn luyện
Tiếng Anh muốn học có hiệu quả cần sự kết hợp tích cực trong hoạt động xây dựng bài trên lớp và việc tự học chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên phải hiểu được những điểm kiến thức mà học sinh cần học bài cũ và chuẩn bị bài mới một cách cụ thể để tiếp thu kiến thức một cách thật tốt. Vai trò đó không chỉ giảng dạy bài trên lớp mà còn hướng dẫn về nhà cụ thể. Vì vậy, phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình tiết học, không thể bỏ qua bước hướng dẫn các em tự giác trong tiếp cận với Tiếng Anh.
5. Thường xuyên đánh giá lại kết quả
Qua các tiết học mỗi tuần, giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học sinh thông qua việc kiểm tra từ mới, kiểm tra khả năng nghe, nói, đọc. Giáo viên cũng nên có sự đánh giá khen – chê kịp thời. Với những tiến bộ thì nên khen để khích lệ thúc đẩy động viên các em tiến bộ. Nhưng không được khen chê thái quá nhất là việc chê các em khi mắc lỗi. Việc chê bai tránh dùng những từ ngữ làm các em cảm thấy “cụt hứng”, dễ sinh tự ái và không còn hứng thú học. Có thể thay bằng những từ nhẹ nhàng. Việc khen – chế phải khéo léo để các em thấy mình được tôn trọng, tự tin hơn với môn học.
Kết luận: Dạy tiếng Anh chưa bao giờ là việc dễ dàng, ngay cả việc tự nhận xét phương pháp của mình có thực sự hiệu quả, đem lại sự tiến bộ cho các em học sinh hay không cũng khó mà đong đếm. Tuy nhiên, nếu bạn là một giáo viên tâm huyết, có niềm đam mê với Tiếng Anh và muốn truyền thụ lại ngôn ngữ thú vị này tới học sinh thì những thông tin chúng tôi chia sẻ rất hữu ích. Nó chắc chắn giúp bạn biết cách để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất.
Tham khảo thêm:
♦ Top 10 địa chỉ cung cấp gia sư Tiếng Anh giỏi nhất tại Hà Nội
♦ Mách bạn cách tư duy viết luận Tiếng Anh hay, chuẩn ngữ pháp
♦ Bí quyết lựa chọn trung tâm dạy Tiếng Anh chất lượng ở Hà Nội
Để lại bình luận