Bí quyết giúp trẻ Tiểu học tiếp thu môn Tiếng Việt hiệu quả

Bất kì môn học nào, trong đó có Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, nếu muốn giỏi thì đòi hỏi các con sự chăm chỉ, phương pháp học hợp lý và sáng tạo. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số bí quyết, kinh nghiệm hữu ích giúp trẻ Tiểu học tiếp thu môn Tiếng Việt hiệu quả. Quý phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng đối với con mình, giúp các em tiến bộ nhanh chóng.

bi-quyet-giup-tre-tieu-hoc-yeu-thich-mon-tieng-viet

1. Khơi gợi niềm yêu thích môn Tiếng Việt

Đôi khi những áp lực vô hình về điểm số, về kì vọng của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy sợ phải học môn Tiếng Việt. Phụ huynh cần phải hiểu chỉ có sự yêu thích mới giúp các cháu có thể tiến bộ mau chóng và đạt kết quả tốt hơn. Cha mẹ định hướng cho con thấy môn tiếng Việt vô cùng gần gũi, nó mang tính nhân văn, dạy con biết cách cư xử sao cho đúng mực, lịch sự với mọi người xung quanh. Khi đọc một tác phẩm nào đó, con hãy tập trung, hóa thân vào trong các nhân vật thì bé sẽ cảm nhận được điều hay, thú vị của tác phẩm đó. Khi tìm được sự đồng cảm, yêu thích với văn học thì trẻ sẽ học tốt Tiếng Việt hơn rất nhiều.

2. Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng bài

Muốn học tốt Tiếng Việt thì trẻ cũng cần phải nắm vững nội dung, kiến thức trọng tâm của các tác phẩm, văn bản trong sách giáo khoa. Muốn như vậy thì bé cần đọc kĩ văn bản, gạch ra những ý chính quan trọng, tìm hiểu về tác giả, nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm đó. Chỉ có như vậy khi làm bài kiểm tra học sinh mới có thể hành văn một cách mạch lạc, logic, đủ ý, đem lại kết quả cao trong học tập. Nhiều bạn nhỏ không nắm chắc kiến thức sẽ thường dẫn đến tình trạng lạc đề, diễn đạt vòng vo, bị thầy cô giáo cho điểm kém.

3. Sử dụng sách tham khảo một cách thông minh

Sách tham khảo cũng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ tiểu học. Nếu các em biết sử dụng đúng cách thì kết quả của môn Tiếng Việt chắc chắn sẽ được nâng cao. Những bài văn mẫu có trong sách tham khảo  bé có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, học được cách diễn đạt trôi chảy, mượt mà, cách sử dụng từ ngữ đa dạng, phù hợp với từng ngữ cảnh, chủ đề. Như vậy khi áp dụng bài văn của mình các con sẽ làm bài tốt hơn rất nhiều, viết văn cảm xúc hơn. Ngược lại với những trẻ lười biếng, sử dụng sách tham khảo để chép nguyên si thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động, khi không có sách tham khảo thì không làm được bài tập hay bài kiểm tra.

tre-can-hoc-tap-cham-chi-mon-tieng-viet

4. Cho trẻ Tiểu học đọc thật nhiều sách

Sách cung cấp cho chúng ta rất nhiều kiến thức bổ ích, bởi vậy việc cha mẹ rèn cho con thói quen đọc sách là vô cùng cần thiết. Những cuốn sách trong lĩnh vực văn học sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu hơn về một vấn đề, tác phẩm, nhân vật…Từ đó khơi gợi sự tò mò và niềm hứng khởi đối với môn học thú vị này. Khi đọc nhiều sách, bé sẽ có kiến thức nền rất tốt, làm dẫn chứng cho những bài văn của mình. Mặt khác các em cũng học được cách trình bày, hành văn, lập luận, trình bày vấn đề, kết cấu, từ ngữ được sử dụng trong bài văn sao cho thật cảm xúc.

5. Học cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả

Nếu không có phương pháp ghi nhớ kiến thức hiệu quả thì trẻ sẽ rất nhanh quên những kiến thức mình học được. Học Tiếng Việt qua sơ đồ tư duy là biện pháp được nhiều cha mẹ, thầy cô hướng dẫn cho con em và đạt hiệu quả khá cao. Theo đó thì học sinh sẽ dùng những bút màu vẽ những hình mà bé yêu thích, sau đó lồng ghép những kiến thức một cách cô đọng và dễ hiểu nhất. Cách học này giúp các con nhớ kiến thức lâu hơn mà không cần học quá nhiều, từ ý chính khi làm bài trẻ sẽ suy luận và làm rõ hơn để bài viết của mình thêm hoàn chỉnh, mạch lạc. Bên cạnh đó con cũng có thể học theo mô hình xương cá, gạch ra ý chính rồi sau đó từ mỗi ý lại gạch ra những ý nhỏ hơn, kiến thức vì thế sẽ được trình bày logic nhất.

6. Chăm chỉ học tập và chuẩn bị bài trước

Muốn học tốt một môn nào đó thì yêu cầu quan trọng nhất đó là các con cần chăm chỉ, môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Trẻ cần học hàng ngày, mỗi ngày từ 30-45 phút để có thể nhớ kiến thức. Tuyệt đối không nên để kiến thức bị trôi đi quá lâu rồi mới học dồn bởi như vậy sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức một lúc. Học hàng ngày giúp con hiểu sâu, nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập.

Việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với những trẻ có khả năng tiếp thu nhanh thì chỉ cần cô giáo nói trên lớp là có thể hiểu bài luôn. Tuy nhiên đối với những trẻ chậm hơn, nếu không có sự chuẩn bị trước thì rất khó để theo kịp kiến thức bởi thời gian trên lớp rất ngắn, giáo viên không thể dạy và quan tâm đến từng em được. Chính bởi vậy, cha mẹ nên yêu cầu con chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp, bước này giúp con có thể hiểu nhanh bài giảng của giáo viên.

7. Trẻ cần học với tâm trạng thoải mái

Cha mẹ đừng bao giờ ép buộc con phải học khi bé chưa thực sự chuẩn bị tâm lí sẵn sàng. Tiếng Việt là môn học khá đặc biệt thiên về cảm xúc, chính bởi vậy nếu bị gò bó, ép buộc thì kết quả đem lại chắc chắn sẽ không cao. Mặt khác khi học hãy để con được viết theo những suy nghĩ, cảm nhận của mình, không nên ép trẻ phải theo một khuôn mẫu nào đó bởi như vậy sẽ triệt tiêu khả năng sáng tạo của các em. Bố mẹ cũng tạo không gian học thoải mái cho trẻ, giữ yên lặng, khu vực học tập gọn gàng, ngăn nắp.

Gợi ý cho phụ huynh:

♦ Gia Sư Lớp 3 Giỏi Dạy Kèm Môn Toán, Tiếng Việt 3 Tại Hà Nội

♦ Gia Sư Lớp 4 Giỏi Dạy Kèm Môn Toán, Tiếng Việt 4 Tại Hà Nội

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088