Những lưu ý dành cho sinh viên Đại học muốn kiến việc làm thêm

Bước vào giai đoạn sinh viên là lúc mà các trẻ rất muốn chứng minh cho mọi người thấy mình đã thật sự “người lớn” không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong cả hành động. Chính vì vậy, nhiều bạn đã lựa chọn việc đi làm thêm bán thời gian để vừa để có thêm thu nhập, vừa học hỏi kinh nghiệm thực tế. Tuy vậy, vấn đề trên vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Nhận thấy điều này, bài viết sau đây của Gia Sư Việt sẽ phân tích cho các bạn những ưu điểm của việc sinh viên đi làm thêm, cũng như nhược điểm và hướng giải quyết nhé.

luu-y-danh-cho-sinh-vien-muon-tim-viec-lam-them

I. Lợi ích rõ ràng khi các bạn sinh viên đi làm thêm

1. Có thêm một khoản thu nhập

Hiện nay chương trình học của các bạn sinh viên được sắp xếp khá linh hoạt tùy thuộc vào sự lựa chọn các tín chỉ, chính vì thế mà nếu biết thu xếp thời gian một cách hợp lý thì các bạn sẽ có thể tranh thủ những khung giờ rảnh rỗi để đi làm các công việc bán thời gian. Công việc bán thời gian dành cho đối tượng sinh viên rất đa dạng, phong phú với mức lương cũng khá ổn định. Do vậy mà khi đi làm thêm hàng tháng, bạn sẽ có thêm một khoản thu nhập tốt, có thể phụ giúp cha mẹ giảm bớt các gánh nặng về tiền sinh hoạt phí.

2. Học cách quý trọng đồng tiền

Khi chưa đi làm, bạn sẽ chưa thể nào thấu được việc kiếm ra đồng tiền khó khăn, khổ sở như thế nào. Bố mẹ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể nuôi bạn ăn học và chu cấp, đáp ứng những nhu cầu của bạn. Nhưng khi đã đi làm rồi, bạn phải đổ mồ hôi, công sức, chịu sức ép và áp lực của công việc, lúc đó ta mới biết quý trọng những đồng tiền được đánh đổi bằng lao động chân chính. Đây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời để các bạn từ đó học thói quen chi tiêu, tiết kiệm hợp lí, và trân trọng công sức của bố mẹ nhiều hơn.

3. Tích lũy kinh nghiệm cuộc sống

Khi đi làm thêm, bạn sẽ trực tiếp được trải nghiệm một cách thực tế những va chạm của xã hội. Điều đó sẽ khác hoàn toàn với những gì bạn tưởng tượng hoặc những thứ mà bạn đọc được trong sách vở. Đó có thể là kinh nghiệm trong việc sắp xếp, quản lý thời gian, kinh nghiệm về cách ứng xử trong công việc, kinh nghiệm về cách lắng nghe, học hỏi từ người đi trước,…Tất cả những điều mà bạn học được sẽ là những hành trang vô cùng quý báu giúp bạn có thêm vốn sống để tự tin bước chân tới những môi trường rộng lớn hơn khi ra trường.

II. Ảnh hưởng từ quá trình làm thêm đến sinh viên

Việc gì cũng có rất nhiều mặt của nó. Đem lại nhiều lợi ích là vậy, nhưng việc đi làm thêm vẫn có thể tác động không tốt tới chúng ta nếu các bạn không thể quản lí nó một cách khoa học. Nếu bạn khéo léo cân bằng được công việc với các hoạt động khác trong cuộc sống thì thật là tốt, và trên thực tế có rất nhiều bạn sinh viên vừa đi học vừa đi làm nhưng vẫn có thể đảm bảo tốt kết quả học tập. Tuy vậy, vẫn còn có những ý kiến phản đối việc các bạn sinh viên đi làm thêm, bởi những lý do như sau:

1. Sức khỏe bị giảm sút

Vừa đi học vừa đi làm sẽ khiến cho bạn phải chịu cùng một lúc rất nhiều áp lực, kinh khủng nhất là trong giai đoạn thi cử cao điểm thì việc làm thêm sẽ khiến bạn mệt mỏi và quá tải hơn. Bởi vậy, nếu như bạn không chịu khó rèn luyện sức khỏe thì về lâu dài cơ thể sẽ dần suy nhược, làm ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sinh hoạt trong cuộc sống. Chẳng may bạn bị ốm thì không những phải tạm dừng cả việc học và việc làm, mà lại phải chi trả thêm tiền thuốc men sẽ khiến cha mẹ rất lo lắng.

2. Bạn lơ là việc học tập

Việc đi làm thêm sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự tập trung vào bài vở của các bạn sinh viên, nhất là đối với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 vì khi đó khối lượng bài tập cũng như những buổi học nhóm, thảo luận về đồ án tốt nghiệp ngày càng nhiều. Còn đối với các bạn sinh viên năm 1, năm 2 thì khối lượng bài vở có thể chưa nhiều, nhưng khi đi làm, bạn sẽ có cảm giác ham mê kiếm tiền hơn là ngồi chú tâm vào sách vở. Điều đó cũng khiến học tập bị bỏ bê và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.

anh-huong-khi-sinh-vien-di-lam-them

Đặc biệt là hiện nay, các công việc làm bán thời gian dành cho sinh viên chủ yếu là trong ngành dịch vụ như pha chế, bưng bê, hay trợ giảng, gia sư,… hoàn toàn khác với chuyên ngành của nhiều bạn, lại sẽ càng khiến cho bạn phải phân vân giữa công việc được nhà trường định hướng và công việc mà bạn sẽ làm trong tương lai. Sự chông chênh trong tâm lí này hoàn toàn có thể dẫn đến việc bạn không tập trung được nữa vì phải hoài nghi về lựa chọn ngành học của mình, khiến mọi thứ cứ dần dần tệ đi.

III. Lời khuyên cho sinh viên muốn tìm việc làm thêm

1. Lựa chọn một công việc hợp lý

Mọi vấn đề đều có hai mặt tốt và xấu của nó. Mỗi người sẽ có một trải nghiệm khác nhau nên không thể kết luận chắc chắn về hẳn bên nào được. Chỉ có bản thân bạn mới biết câu trả lời cho riêng mình về việc đi làm thêm tốt hay không tốt, nên hay không nên. Nếu bạn lựa chọn đúng công việc có thể giúp ích cho tương lai lâu dài, khiến bạn phát huy được năng lực của mình và luôn thấy vui vẻ mỗi ngày thì việc đi làm thêm thật sự là xứng đáng. Còn khi nhận thấy công việc quá xa rời cuộc sống, khiến tinh thần áp lực và nặng nề thì hãy nhanh chóng dừng lại.

2. Cân bằng công việc và cuộc sống

Bạn nên biết sắp xếp sự ưu tiên cho phù hợp và xác định rõ, mục đích của việc đi làm thêm không chỉ là tiền bạc, mà quan trọng hơn là để ta có thể sống tốt hơn, khôn ngoan hơn và có thể tự đảm bảo sức khỏe cũng như kết quả học tập. Do vậy, sinh viên cần lên được kế hoạch để sắp xếp việc học và làm một cách khoa học, cân bằng. Không ai có thể bắt ép bạn tiếp tục công việc nếu bạn không muốn. Hãy tự lượng sức mình, suy nghĩ thật kĩ trước khi hành động và luôn nỗ lực với con đường mình đã chọn.

Kết luận: Hi vọng với những thông tin thảo luận về vấn đề sinh viên đại học có nên đi làm thêm của Gia Sư Việt sẽ hữu ích cho các bạn nhằm đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. Có một công việc rất phổ biến được nhiều sinh viên ưa chuộng đó là đi làm gia sư, nó vừa giúp các bạn tự củng cố kiến thức, vừa tăng thêm khả năng giao tiếp và bổ sung thu nhập. Nếu cần được hỗ trợ hoặc tư vấn gì thêm, các bạn hãy nhanh chóng liên lạc với chúng tôi qua Hotline 096.446.0088 – 090.462.8800 nhé.

Tìm hiểu thêm:

Top 9 Trung tâm gia sư uy tín và chất lượng nhất ở Hà Nội

Top 10 địa chỉ cung cấp gia sư Văn tại Hà Nội chất lượng nhất

♦ Giới thiệu 6 địa chỉ cung cấp gia sư quận Cầu Giấy uy tín nhất

Bình luận (1)

  • Hoàng Thanh Trà: 

    Chỉ những sinh viên lười, ỷ lại vào tiền gửi hàng tháng của cha mẹ mới viện mọi lý do để không làm thêm.

    Trả lời

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088