Sinh học là bộ môn rất gần với đời sống, không quá khó khăn đối với học sinh THPT. Tuy nhiên, nếu giáo viên không biết cách gây hứng thú cho học sinh thì khó mà đem đến sự hấp dẫn của môn học. Nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt cần phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, mang tính vừa sức và có sự phân hoá đối tượng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những kĩ năng và giải pháp cần thiết để giáo viên tìm hiểu, áp dụng vào quá trình dạy học môn Sinh giúp học trò dễ dàng lĩnh hội kiến thức.
Mục lục
I. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm
Nghĩa là toàn bộ quá trình dạy – học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, hứng thú của học sinh. Mục đích của phương pháp này nhằm phát triển ở học sinh năng lực độc lập và tự giải quyết các vấn đề. Trong đó, người giáo viên có vai trò chủ yếu là thiết kế, tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh nhận biết và tìm ra kết luận. Khi giáo viên áp dụng thành công giải pháp này thì môn Sinh đối với các em giống như tự khám phá, tự tìm ra kiến thức quan trọng
Để áp dụng tốt giải pháp này, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết học. Đặc biệt là hệ thống câu hỏi để học sinh tự đặt mình vào các tình huống cụ thể, tự quan sát, làm thí nghiệm, phán đoán nhằm giải quyết vấn đề và tìm ra kiến thức mới. Bên cạnh đó, học sinh phải làm việc theo nhóm, tự học thông qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các phương tiện thông tin và từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Giáo viên phải luôn duy trì và khuyến khích sự tồn tại mối quan hệ giữa thầy – trò và trò – trò, mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung kiến thức học tập.
II. Phương pháp dạy học tích cực và chủ động
Với phương pháp này, giáo viên phải có kiến thức bộ môn vững vàng, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân để hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích từng nội dung rõ ràng và cụ thể hơn. Vì bộ môn Sinh học cung cấp những kiến thức về thực tiễn và có nội dung thực nghiệm, có sự liên hệ chặt chẽ giữa sinh vật với môi trường sinh thái, giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với cuộc sống con người…
1. Phương tiện dạy học trực quan
Tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, phim hình… luôn là yếu tố khiến tiết học trở nên sinh động, học sinh được mắt thấy, tai nghe, được chứng kiến thì hiệu quả của việc truyền đạt kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao hơn. Những hình ảnh, công cụ minh họa cụ thể cho từng đối tượng sinh vật trong thực tế và từng nội dung kiến thức bài học có tác dụng rất lớn đến việc nhận thức của học sinh.
2. Tăng cường hoạt động thí nghiệm
Nhận biết đối tượng giúp học sinh có thể vận dụng sáng tạo từ lý thuyết vào thực tiễn một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. Thí nghiệm không chỉ là cung cấp thêm kiến thức khoa học thực tiễn mà còn là hoạt động thú vị giúp hấp dẫn học sinh tham gia. Nhờ đó, môn học trở nên có vui và có ý nghĩa hơn đối với các em.
3. Thường xuyên tổ chức học nhóm
Giáo viên muốn học sinh hoạt động tích cực hơn cần tổ chức thêm cho học sinh tự học, học theo nhóm và đôi bạn cùng học, học sinh trong lớp tự kiểm tra bài nhau… để các em học sinh có thể kiềm cặp lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ, phát huy tính tự học của học sinh cao hơn. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà để khi đến lớp có thể chủ động nắm bắt kiến thức mà cô giáo giảng.
4. Tổ chức những buổi dã ngoại
Thăm thú những vườn sinh vật để giúp học sinh gần gũi với thiên nhiên và môi trường sinh thái nhiều hơn. Qua đó, các em biết vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn một cách thực tế và nắm bắt kiến thức trên lớp tốt hơn.
Kết luận: Phương pháp dạy học cần được đổi mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng học sinh. Nhưng dù là phương pháp nào thì cũng nhằm mục đích cuối cùng là kích thích học sinh tự tìm tòi ra kiến thức để vận dụng vào thực tiễn. Sự thay đổi phải đạt hiệu quả nhất ở yếu tố có thể thu hút toàn bộ học sinh tập trung vào giờ học, chú ý vào bài giảng của giáo viên nhằm mang đến hiệu quả cao nhất cho tiết học. Xin chúc thầy cô và các bạn đi làm gia sư môn Sinh áp dụng thành công.
Tham khảo thêm:
Để lại bình luận