8 bí quyết giúp học sinh viết bài Văn nghị luận xã hội hay

Có hai dạng Văn nghị luận xã hội bao gồm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đây là một đề tài mở, vô cùng hấp dẫn đối với những người có trí tưởng tượng tốt, ngôn từ sâu sắc và suy nghĩ bay bổng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dạng đề này thường yêu cầu các em rút ngắn bài viết lại còn 200 chữ. Vậy làm sao triển khai ý của mình trọn vẹn để đạt điểm cao? Bạn hãy tham khảo những bí những quyết làm bài Văn nghị luận xã hội dưới đây nhé.

8-bi-quyet-giup-hoc-sinh-viet-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-hay

Thứ 1: Các em cần có nhiều trải nhiệm

Bất kể sự việc gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, dù mình gặp gỡ và tiếp xúc với ai, phải giải quyết vấn đề nào… đều là những trải nhiệm thực tế. Các em cần trân trọng, suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề mình đã trải qua và giải quyết nó. Hoặc suy nghĩ xem nếu làm khác những gì trước đó liệu có mang hướng tích cực hơn không. Đừng nghĩ mọi thứ trôi qua nhanh mà không thèm để ý, vì biết đâu sau này sẽ là đề tài để các em vận dụng vào bài văn của chính mình đấy.

Thứ 2: Nắm kỹ từ khóa chính của đề tài

Bao giờ cũng thế, không riêng nghị luận xã hội mà tất cả thể loại Văn, các em phải đọc thật kỹ, nắm chắc yêu cầu đề bài và từ khóa chính nhằm tránh triển khai ý lan man. Nếu không đảm bảo yếu tố trên, dù các em có viết dài đến đâu thì điểm thi khó mà cao được. Đề văn nghị luận xã hội thường cho một ý nhỏ trong bài đọc hiểu làm đề tài để các em viết. Vì vậy, các em cần hiểu cốt lõi nội dung bài đọc hiểu và xác định nó là tư tưởng đạo lý hay là một hiện tượng đời sống.

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường là những châm ngôn, quan điểm của các nhân vật nổi tiếng. Với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp như uống nước nhớ nguồn, ăn quả kẻ nhớ kẻ trồng cây… Còn nghị luận về một hiện tượng đời sống chính là những vấn đề nóng gây bức xúc, nhức nhối đang nổi cộm trong xã hội hiện nay. Dạng này rất gần gũi với giới trẻ, chẳng hạn như gian lận trong thi cử, học sinh vượt đèn đỏ, hay bạo lực học đường…

Thứ 3: Gạch ra ý chính để từ đó triển khai

Nhiều bạn nghĩ rằng bài văn nghị luận xã hội rất ngắn, cho nên cắm đầu cắm cổ viết một mạch. Rồi cứ thế, bài viết thiếu sót và lủng củng, gần 200 từ rồi mà vẫn chưa thể hiện vấn đề mấu chốt, sau đó dừng lại vì sợ quá dòng sẽ bị trừ điểm. Vì vậy, các em cần gạch đầu dòng ngay những ý chính cần nói đến. Chẳng hạn, đề tài về bạo lực học đường cần ghi ra gồm: Bạo lực học đường là gì?; Tác hại hay hậu quả của hành vi bạo lực học đường; Cách để hạn vấn nạn đó như thế nào?… Có như vậy, bài viết của bạn sẽ vừa hay lại đủ ý và rút ngắn thời gian suy nghĩ.

Thứ 4: Làm đủ bố cục một bài hoặc đoạn văn

Đây là phần dễ nhất trong những bí quyết để làm tốt dạng văn nghị luận. Tuy nhiên, nó cũng khiến các em mất điểm nhiều nhất bởi không đủ thời gian hoặc các em sau khi bình luận đánh giá, nêu nhận xét của mình xong, thì quên luôn câu kết để chốt lại toàn bộ các ý của mình triển khai trong bài. Cho nên, dù nó là đoạn văn, hay bài văn đi chăng nữa thì vẫn phải luôn luôn nhớ và làm đầy đủ bố cục mở bài, thân bài và kết luận.

Thứ 5: Cần nêu quan điểm bản thân trong bài

Trong bất kỳ dạng đề nào, liên quan đến tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống. Sau bước phân tích làm rõ ý thì còn phải làm một việc đặc biệt quan trọng đó là: Nêu được nhận xét, ý kiến bản thân về đề tài mình viết. Một bài văn nghị luận hay cần trau chuốt ngôn từ, bên cạnh những phê bình, tán dương để làm nổi bật ý kiến tác giả. Không chỉ thế, các em phải rút ra kinh nghiệm, cách sống và bài học cho bản thân. Sẽ tốt hơn nếu biết thu thập thông tin qua sách báo, Tivi, Internet… Bài văn thể hiện những góc nhìn đa chiều về vấn đề kèm theo dẫn chứng thuyết phục thì càng được điểm cao.

Thứ 6: Phải linh hoạt thời gian làm bài

Các em chưa kịp tìm ra ý tưởng làm bài và phải viết gì trước, cái gì sau thì đã gần hết thời gian. Nguyên nhân do não luôn ở trọng thái lười suy nghĩ đến một vấn đề chưa quen, hoặc mới lạ thường mặc định khó quá bỏ qua. Cho nên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần động não suy nghĩ vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định. Vừa giúp não bộ hoạt động nghiêm túc, cũng là cách rèn luyện thói quen đặt thời gian hoàn thành công việc. Có như vậy, dù làm bài kiểm tra trên lớp hay bài thi bất kì sau này, các em dễ dàng thể hiện tốt.

Thứ 7: Luôn tự tin mình có thể làm được

Theo như khảo sát cho thấy, 89% số người thiếu tự tin vào bản thân trước một vấn đề mới thường sẽ không làm được. Các em có biết vì sao không? Niềm tin là thứ quan trọng nhất trong vô vàn những thứ rất quan trọng khác. Bởi nếu các em không tự tin vào năng lực của mình, thì mặc nhiên trở thành kẻ thất bại trong mắt mọi người. Và các em sẽ ỷ lại vì tin rằng mình không làm được nên chẳng cần cố gắng.

Trở lại vấn đề, đứng trước một đề nghị luận xã hội khó, dù là đề tài chưa từng đọc qua hay nghiên cứu nó đi chăng nữa, các em phải sử dụng phép vạn biến. Chính là biến không thành có, biến tất cả những gì các em không thể trở thành có thể. Cố gắng suy nghĩ và viết ngay ra những gì nảy ra trong đầu em sau đó. Não bộ của chúng ta rất nhạy bén, khi các em tự tin thì chắn chắn các em sẽ hoàn thành một bài văn chất lượng.

Thứ 8: Tập trung cao độ khi viết bài

Trong quá trình viết văn nghị luận, nhiều khi các em nghĩ ra được một câu văn hay, nhưng nếu không tập trung viết nhanh vào bài sẽ quên và nó sẽ biến mất mãi mãi. Thời khắc ấy các em sẽ vô cùng hối hận nếu như mình không vô tình bị rơi cục tẩy phải cúi xuống nhặt, hay chẳng may bạn hỏi bài quay qua nhắc thì câu văn vừa hiện lên trong đầu của mình đã không còn… và còn vô vàn các trường hợp oái ăm khác nữa. Vì vậy, hãy thật tập trung khi viết văn và bỏ qua tất cả mọi thức xung quanh mình, khi đó, sẽ không khó để các em làm bài tốt.

Lời kết:

Trên đây là tất cả những bí quyết làm bài văn nghị luận xã hội hay dành cho học sinh. Ngoài ra, còn một giải pháp giúp các em phát huy tối đa năng lực bản thân đó là Gia Sư Việt. Với đội ngũ gia sư giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn, chúng tôi cam kết tận tâm đồng hành để các em sẽ cảm nhận rằng, chưa bao giờ viết văn nghị luận xã hội lại dễ dàng đến thế. Mọi yêu cầu tư vấn và giải đáp thêm, vui lòng liên hệ trung tâm qua số 096.446.0088 – 090.462.8800. Xin chúc các em học tốt, đạt điểm cao trong những bài văn nghị luận tiếp theo !

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn học sinh rèn tư duy để làm tốt bài Văn miêu tả

Bạn có bất ngờ khi “Bài hát” xuất hiện trong đề thi Ngữ văn?

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088