Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cực hay dành cho sĩ tử

Với đặc thù của môn Lịch sử là có rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, địa danh, nhân vật… cần ghi nhớ. Để có thể ôn tập tốt cho kỳ thi THPT quốc gia, các em có thể áp dụng phương pháp “5W – 1 How”, đồng thời bám sát nội dung sách giáo khoa và cấu trúc đề tham khảo của bộ GD&ĐT. Lịch sử sẽ nằm chung trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội và được làm dưới hình thức thi trắc nghiệm dài 50 phút. Để thích ứng với sự thay đổi này của Bộ GD&ĐT, học sinh cần phương pháp học tập môn Lịch sử dưới đây nhằm đạt kết quả cao trong kì thi.

bi-quyet-on-thi-tot-nghiep-THPT-mon-lich-su-cuc-hay

1. Hệ thống hóa kiến thức sách giáo khoa

Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần làm chính là hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa theo khoanh vùng ôn tập của Bộ GD&ĐT. Thông thường tỷ lệ câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11 chiếm 10% còn 90% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10. Các câu hỏi thuộc chương trình kiến thức lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng và không có câu hỏi vận dụng cao.

he-thong-toan-bo-lai-SGK-lich-su

Nội dung chủ yếu của các câu hỏi xuất hiện ở chuyên đề Việt Nam (1858 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Các phần kiến thức khác: Lịch sử thế giới giai đoạn từ 1945 – 2000: 11 câu; Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945: 9 câu; Giai đoạn 1945 – 1954: 7 câu; Giai đoạn 1954 – 1975: 8 câu; Giai đoạn 1975 – 2000: 1 câu. Phần lịch sử lớp 11 gồm 3 câu Việt Nam và 1 câu thế giới.

Các câu hỏi trong đề thi vẫn được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng các câu hỏi khó cũng chỉ ở mức tương đối. Từ câu 35 đến câu 40 là những câu hỏi có mức độ khó cao nhất để phân loại thí sinh. Vì tất cả kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi.

2. Ôn tập theo công thức “5W – 1 How”

Công thức “5W – 1 How” là viết tắt của các “từ khóa” trong tiếng Anh, gồm: What – sự kiện gì đã xảy ra, When – sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời điểm nào, Who – sự kiện gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào…, Where – gắn với địa điểm, không gian nào và How – diễn ra như thế nào.

Việc vận dụng công thức 5W – 1 How này giúp các em hình dung cụ thể về những vấn đề xoay quanh một sự kiện, không bị nhầm lẫn với sự kiện khác. Tuy nhiên các em cũng không nên quá máy móc, vì trong một số trường hợp sự kiện lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày/ tháng/ năm mà mang “tính tương đối”.

Thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được tính bằng phút ( 10 giờ 45 phút ngày 30/ 4/ 1975, xe tăng và bộ binh quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn); Có khi theo mùa (mùa hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lênin…), hoặc thập kỉ, thế kỉ (đầu thập kỉ, cuối thế kỉ…). Đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối “trong những năm”, “đầu những năm”, “cuối những năm” (những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản…).

Tương tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa ( cây đa Tân Trào – nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ), tại một cứ điểm, căn cứ (cứ điểm Điện Biên Phủ), vùng miền, khu vực… ( miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Á …).

3. Ôn luyện cả hai phần “Sử” và “Luận”

Hiện nay, Lịch sử từ một môn thi tự luận 180 phút trở thành thành phần trong một “tổ hợp” với 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian 50 phút. Tuy nhiên các bạn thí sinh không nên chỉ học các sự kiện mà bỏ qua phần “Luận”, tức là khi nhắc tới sự kiện nào học sinh đều có thể bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải…. về sự kiện.

Ví dụ, (khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến), các em phải lí giải được vì sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải là thời gian khác. Dĩ nhiên, để “luận” được phần “sử”, các em cần phải ghi nhớ, xác định được quá trình diễn ra của “5W – 1How” ở trên (khác với học thuộc lòng, thuộc vẹt).

Thường vào phòng thi các em sẽ gặp áp lực về thời gian, tâm lý. không khí căng thẳng nên rất dễ quên kiến thức. Việc học cả phần “Luận” sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu hơn những sự kiện, nhân vật, mốc thời gian, đảm bảo cho việc làm bài trôi chảy hơn.

Đồng thời, trong bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50 – 50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh…

4. Luyện thật kỹ các đề thi trắc nghiệm

luyen-that-ki-cac-de-thi-trac-nghiem-mon-lich-su

Chắc chắn việc luyện đề thi trắc nghiệm của các năm trước, đề thi do giáo viên môn học giới thiệu hoặc được cung cấp trên thị trường… sẽ khiến các em tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong phòng thi. Điều này không chỉ giúp các em vững vàng hơn về kiến thức, tâm lý, mà còn biết cách phân bố thời gian sao cho hợp lý nhất cho từng câu hỏi. Đây sẽ là nền tảng tuyệt vời giúp các em đạt kết quả cao khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia thật sự.

5. Ôn thi bằng nhiều hình thức khác nhau

Không chỉ tự ôn tập mô mình, các em có thể lựa chọn nhiều hình thức ôn tập khác như trao đổi với bạn bè, tìm hiểu kiến thức thông qua kênh Youtube, Facebook…. Điều này khiến cho việc học Lịch sử mỗi ngày trở nên thú vị, cuốn hút và nhớ lâu hơn. Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô để hỏi thêm về các kiến thức chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

Trên Facebook có rất nhiều nhóm, diễn đàn liên quan đến Lịch sử. Ví dụ trang “Lịch sử Việt Nam” có 32.000 thành viên, họ thường xuyên có những bài viết về các cuộc chiến tranh giữ nước của Việt Nam theo hướng “mềm hóa” chứ không cứng nhắc như sách giáo khoa. Còn trên Youtube, hàng loạt kênh về Lịch sử được biên tập dưới dạng video để bạn có thể nghe và ghi nhớ các sự kiện, nhân vật… Xem những trận đánh, hình ảnh lịch sử, nhân vật lịch sử chắc chắn sẽ dễ nhớ hơn so với kiến thức khô khan trong sách. Ngoài ra còn có kênh truyền hình giáo dục quốc gia nói về Lịch sử một cách hấp dẫn.

Cuối cùng, các em hãy thường xuyên kiểm tra mức độ tiến bộ của bản thân bằng những bài thi trắc nghiệm cụ thể, tự mình bấm thời gian, nghiêm túc làm bài và nhờ thầy cô giáo chấm điểm. Việc nhìn nhận những lỗi sai và khắc phục sẽ giúp các em tiến bộ mỗi ngày. Ngoài những phương pháp ôn luyện đã nói ở trên, các em cần có một thái độ học tập nghiêm túc như: Kiên trì, nhẫn nại, tự lấp đầy các lỗ hổng kiến thức; Học hỏi bạn bè và thầy cô; Vạch ra kế hoạch học tập chi tiết và tự mình thực hiện. Những lời khuyên mà https://giasuviet.com.vn/ dành cho các em sẽ không bao giờ sai với bất kỳ một cuộc thi nào.

Tham khảo thêm:

Bí quyết tự ôn thi môn Toán lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh & Cách ôn luyện

Top 10 địa chỉ cung cấp gia sư luyện thi đại học uy tín tại Hà Nội

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088