Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh & Cách ôn luyện

Bất kì đề thi môn học nào đều có một cấu trúc nhất định và đề thi THPT Quốc gia Tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ. Điều này có nghĩa là dù câu hỏi sẽ khác những năm trước nhưng từng dạng và cấu trúc đề thi cũng sẽ lặp lại hoặc tương tự. Vì vậy, Gia Sư Việt xin phân tích cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh & Cách ôn luyện. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn lên kế hoạch và chuẩn bị thật tốt cho bài thi môn Tiếng Anh ở kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

cau-truc-de-thi-thpt-quoc-gia-mon-tieng-anh-va-cach-on-luyen

1. Cấu trúc cơ bản của đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh

Đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút bao gồm các dạng như sau:

Dạng câu hỏi về phát âm (Pronunciation)

Dạng câu hỏi phát âm sẽ cho bạn 4 từ và mỗi từ sẽ được gạch dưới ở mỗi âm, 3 trong 4 từ đó sẽ có phần được gạch chân đọc giống nhau. Nhiệm vụ của các bạn là tìm từ có phần phát âm khác so với 3 từ còn lại. Số lượng các âm có thể ra đề là rất nhiều nên bạn cần ôn lại cách phát âm của tất cả những từ mà bạn đã học được trong SGK, đặc biệt là trong SGK Tiếng Anh lớp 12. Ở mỗi Unit, bạn hãy chú ý đến phần “pronunciation” ở mục E. Language Focus.

Dạng câu hỏi về trọng âm (Primary stress)

Dạng câu hỏi về trọng âm sẽ cho bạn 4 từ, trong đó có 3 từ có trọng âm nằm ở 1 vị trí trong từ giống nhau. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ có trọng âm nằm ở vị trí khác so với 3 từ còn lại. Cụ thể, nếu 3 từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, từ còn lại rơi vào âm tiết đầu tiên thì bạn sẽ chọn từ có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Tuy nhiên, đề thi không giới hạn số âm tiết trong từ, vì thế cách ôn tập đúng và đầy đủ nhất cho dạng câu hỏi này là rà soát lại phát âm cho tất cả các từ mà bạn đã học trong SGK, đặc biệt là năm lớp 12.

Dạng câu hỏi về từ vựng

Dạng câu hỏi về từ vựng sẽ cho bạn một câu với một khoảng trống. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Những câu hỏi này là phần kiểm tra từ vựng vì bạn phải biết nghĩa của các từ lựa chọn thì mới điền đúng được. Dạng câu hỏi về từ vựng tương đối khó vì nó kiểm tra trực tiếp vốn từ vựng của bạn. Bạn cũng có thể đoán nhưng nhìn chung ngữ cảnh để đoán khá hạn hẹp.

Cách tốt nhất cho phần này là học thật nhiều từ, cụm từ xuất hiện cả 4 phần trong SGK (nghe, nói, đọc và viết). Với mỗi từ, cụm từ, không chỉ học nghĩa mà còn học cách phát âm của từ và cách sử dụng từ. Nếu học như vậy, các bạn sẽ có thể làm tốt không chỉ dạng câu hỏi về từ vựng mà còn cả dạng câu hỏi về phát âm và trọng âm đã đề cập ở trên.

Dạng câu hỏi về ngữ pháp

Dạng câu hỏi về ngữ pháp sẽ giống format với dạng câu hỏi từ vựng. Bạn sẽ được cho một câu với một khoảng trống, bạn cần chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Khác với phần từ vựng, những câu hỏi ở phần ngữ pháp sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về ngữ pháp cơ bản và nâng cao. Để chuẩn bị tốt cho phần này, bạn cần chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong các phần ở mỗi Unit. Đặc biệt bạn cần làm kỹ các phần về ngữ pháp được đề cập trong mục “Grammar” ở phần E.Language Focus trong SGK Tiếng Anh 12.

Dạng câu hỏi về tìm từ gần nghĩa nhất (Closet-meaning word)

Dạng từ gần nghĩa nhất cho bạn một câu trong đó có 1 từ/ 1 cụm từ được gạch chân. Nhiệm vụ của bạn là chọn 1 đáp án có nghĩa gần nhất với từ hay cụm từ được gạch chân. Đây là dạng câu hỏi rất trực tiếp về từ vựng, khác với dạng kiểm tra từ vựng mà chúng ta đã đề cập ở trên, dạng câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra độ hiểu biết của bạn đề một từ nào đó, không chỉ về nghĩa mà còn là những từ có nghĩa tương đồng với từ đó.

Dạng câu hỏi về tìm từ trái nghĩa (Antonyms)

Cũng giống như dạng câu hỏi Từ đồng nghĩa, nhưng ở dạng câu hỏi Từ trái nghĩa bạn phải chọn từ có nghĩa trái với từ hay cụm từ được gạch dưới trong câu.

Dạng câu hỏi về Chức năng giao tiếp

Đề bài sẽ cho bạn một đoạn từ 2 – 4 câu hội thoại trao đổi giữa hai nhân vật. Trong các câu đó, một phần hoặc cả câu sẽ được ẩn đi. Ở loại câu này bạn cần chọn lựa chọn hợp lí nhất để điền vào phần được ẩn đi. Các tình huống được kiểm tra khá quen thuộc và dễ hiểu, đây dường như là câu chống liệt vậy nên các sĩ tử đừng để mất điểm oan ở câu hỏi này nhé!

Dạng câu hỏi về tìm lỗi sai

Dạng câu hỏi tìm lỗi sai sẽ cho bạn 1 câu Tiếng Anh trong đó có 4 từ hay cụm từ được gạch dưới. Một trong 4 phần được gạch dưới đó có lỗi sai, còn 3 phần còn lại không có lỗi. Nhiệm vụ của bạn là chọn lựa chọn tương ứng với phần có lỗi sai, những lỗi sai này có thể lỗi về từ vựng hay ngữ pháp. Các sĩ tử rất dễ bị đánh lừa hoặc bị phân vân giữa các đáp án với nhau, vậy nên hãy tỉnh táo khi lựa chọn đáp án để không bị mất điểm vào những chỗ không nên bị mất như thế.

Dạng câu hỏi nối 2 câu thành 1 (Sentences combination)

Dạng câu hỏi nối câu sẽ cho bạn 2 câu, nhiệm vụ của bạn là lựa chọn diễn đạt đúng và đầy đủ nhất ý của 2 câu được cho.

Dạng câu hỏi chọn câu gần nghĩa nhất (Closest – meaning sentence)

Các bạn lưu ý rằng đây là dạng câu hỏi chọn CÂU, không phải chọn TỪ, vì vật nhiệm vụ của bạn là chọn 1 trong 4 câu gần nghĩa nhất với câu đã được cho. Muốn lấy điểm được phần này bạn cần nắm vững ngữ pháp và thành thạo trong việc viết lại câu. Trong quá trình học ngữ pháp bạn cũng nên luyện viết câu của dạng ngữ pháp ấy, điều đó vừa giúp bạn vững ngữ pháp vừ giúp bạn lấy trọn điểm của phần Chọn câu gần nghĩa.

Dạng câu điền từ vào chỗ trống

Dạng câu hỏi này sẽ cho bạn 1 đoạn văn và một số chỗ trống, với mỗi chỗ trống ấy bạn cần lựa chọn 1 trong 4 đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Các bạn rất dễ làm sai và để mất thời gian ở phần này, bởi đa số các từ các bạn đều biết nghĩa của nó nhưng lại không biết chọn đáp án nào mới hợp lí. Cách tốt nhất khi gặp trường hợp này đó là nên loại trừ các đáp án có phần trăm đúng ít nhất, sau khi hoàn thành bài thi đến câu cuối cùng thì quay lại tiếp tục suy nghĩ với các đáp án chưa bị loại trừ.

Dạng câu hỏi đọc hiểu

Ở bài thi THPT Quốc gia, chúng ta có 2 bài đọc, gồm 13 câu hỏi liên quan đến nội dung của 2 bài đọc đó. Thí sinh cần phải dành thời gian để đọc bài đã cho và trả lời câu hỏi phía dưới bài đọc đó.

Bài đọc thứ nhất gồm 5 câu hỏi: Đây là bài đọc để thí sinh “gỡ điểm” vì nội dung bài đọc dễ hiểu và câu hỏi không quá khó để suy luận, thường thì đáp án sẽ được nằm ngay trong nội dung bài đọc để thí sinh có thể dễ dàng tìm thấy.

Bài đọc thứ 2 gồm 8 câu hỏi: Nội dung bài đọc dài hơn so với bài đọc thứ nhất và có nhiều từ mới hơn, các bạn khó có thể hiểu được hết nghĩa của các từ mới đó và cần phải vừa đọc kết hợp với sự suy luận, đoán nội dung bài đọc. Đây là bài đọc khó và mang tính phân loại, muốn lấy trọn điểm phần này các bạn phải dành thời gian dài cho việc luyện đề đọc hiểu và học từ vựng nhiều nhất có thể.

2. Cách ôn luyện môn Tiếng Anh hiệu quả vào giai đoạn cuối

Không nên làm quá nhiều đề

Đề thi chỉ là đề tham khảo, không thể lấy nó thay cho các kiểu học khác được. Ngoài làm đề, các bạn cần học lẻ tẻ các chuyên đề riêng nữa, ưu tiên nắm vững ngữ pháp phổ biến và yếu phần nào thì nên ôn phần đấy trước.

Ưu tiên học trong sách giáo khoa

Xu hướng giao đề hiện nay của Bộ giáo dục là nằm trong sách giáo khoa nhằm mục đích giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Cái chúng ta cần là chất lượng kiến thức nạp vào đầu chứ không phải số lượng được học. Nên học 2-3 tiếng/ 1 ngày đối với môn Tiếng anh và chia làm 2 ca học, cùng với việc ngủ sớm dậy sớm và dành thời gian cho các môn khác nữa.

Học với người cùng chí hướng

Thường các bạn sẽ cảm thấy rất áp lực vì việc ôn thi, nhưng khi tìm được một người bạn có chung chí hướng và cùng nhau ôn luyện tiến tới một mục tiêu giống nhau thì bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực để phấn đấu hơn.

Học cùng gia sư tại nhà

Đa số học sinh ngày nay thường tìm đến trung tâm gia sư với mong muốn người hỗ trợ có kinh nghiệm trong việc ôn thi đại học. Chỉ với 2 – 3 tiếng học kèm, các sĩ tử sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất nhiều. Bởi vì giáo viên hay sinh viên gia sư Tiếng Anh là những người rất trẻ, đủ kinh nghiệm cá nhân trong việc ôn thi. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn lựa chọn khung giờ học phù hợp nhất với bản thân và dễ dàng sắp xếp lịch học thêm cho những môn còn lại.

cach-luyen-thi-mon-tieng-anh-thpt-quoc-gia-hieu-qua

Tóm lại, Tiếng Anh là một môn học quan trọng không chỉ dùng để xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho việc học đại học và đi làm sau này. Học tiếng anh là cả một quá trình ôn luyện và nỗ lực hết mình, các bạn sẽ cảm thấy thích thú nếu dành tình yêu và niềm đam mê cho nó. Ngoài ra, việc lựa chọn cách học Tiếng Anh đóng vai trò nhất định, có thể tự học, tìm gia sư… là quyết định của mỗi bạn, miễn sao mang lại hiệu quả cao.

3. Một số điều cần lưu ý trong quá trình làm bài thi

Kiểm tra kỹ đề trước khi làm

Đề thi phải đảm bảo đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng 1 mã.

Làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm

Không làm trực tiếp vào đề thi, làm đến đâu tô đáp án đến đó, không để cuối giời mới tô tránh việc không tô kịp và chỉ dùng bút chì để tô đáp án.

Phải làm đủ thời gian

Chỉ nên dành trung bình từ 45 giây đến 1 phút cho 1 câu. Không để sót câu hỏi, dễ làm trước và khó làm sau.

Soát lại bài làm

Mục đích nhằm tránh để mất điểm ngớ ngẩn vào những câu không đáng.

Kết luận: Trên đây là những điều cơ bản mà sĩ tử cần biết về đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh và một số lưu ý khi làm bài cùng giải pháp ôn thi hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong giai đoạn nước rút này, dù kết quả có như thế nào thì đó cũng đều là sự nỗ lực của các bạn, không ai có thể phủ nhận điều đó. Cuối cùng, chúc các sĩ tử của chúng ta có một kết quả thi thật tốt, đỗ vào ngôi trường mình mong muốn.

Tham khảo thêm:

♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Xã hội

♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Tự nhiên

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088