Bí quyết ôn thi khối C các môn Văn, Sử, Địa ngay từ khi vào 10

Bất cứ ai muốn giỏi một lĩnh vực nào đó đều cần trải qua quá trình khổ luyện và phấn đấu gian nan. Học tập cũng vậy, nếu ngay từ khi bắt đầu bạn đã xác định muốn ôn thi đại học khối C môn Văn, Sử, Địa thì đừng chần chừ gì nữa. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, dù bạn mới bước chân vào lớp 10 nhưng sẽ có ưu thế hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Tất nhiên, để đánh giá chính bạn chọn mục tiêu đúng hay sai còn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp hay đại học. Gia Sư Việt xin chia sẻ bí quyết giúp bạn tăng khả năng nắm bắt kiến thức và dành điểm số cao nhất.

1. Môn Ngữ văn

Người học giỏi Ngữ văn chỉ nắm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là chưa đủ. Mà cần có hiểu biết sâu rộng, khả năng nhận thức về xã hội, tính thời đại và thời sự. Văn không có đáp số, mà điểm số cao thấp phụ thuộc vào chính bài làm của bạn có độ sâu sắc, sự nhìn nhận được đánh giá ở mức độ nào. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua việc đọc sách mối ngày, rèn cho mình tính ham đọc và đọc nhiều sách mới biết được nhiều dẫn chứng, những câu châm ngôn để vận dụng vào bài văn, hay khám phá được những nền văn học cổ…

bi-quyet-on-khoi-C-mon-Ngu-Van-tu-lop-10

Sau mỗi tác phẩm hay mỗi cuốn sách hay, bạn hãy chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ những vấn đề và thông điêp mà cuốn sách muốn truyền đạt để hiểu sâu hơn tác phẩm. Đọc sách cũng giúp bạn cải thiện vốn từ lên rất nhiều, cách sử dụng câu chữ cũng có sự thay đổi nhờ bạn học hỏi được từ những tác phẩm hay. Đọc nhiều sách giúp bạn có thêm nhiều tư liệu nhưng phải biết chọn lựa đâu là cuốn sách hay để học hỏi. Hãy nghĩ rằng đọc sách chính là học hỏi những kinh nghiệm của người khác để biến kiến thức của người khác thành kiến thức của mình.

Muốn viết văn hay thì bạn phải tập viết thật nhiều. Khi viết, chú ý viết theo cảm xúc, cảm nhận, kèm theo những phân tích, bình luận những mặt đúng mặt sai…Văn là sáng tạo câu chữ một cách trung thực từ cảm xúc của mình chứ không phải là gian lận hay bắt chước. Một bài văn hoàn chỉnh cần có đầy đủ các ý, phải có luận điểm rõ ràng, không được viết theo cảm xúc tràn lan mà bạn cần phải viết theo trình tự và phải cảm nhận, thấu hiểu tác phẩm thì mới có những bài viết hay.

2. Môn Địa lý

Địa lí là một môn học nghiên cứu về các vấn đề tự nhiên và xã hội nên rất gần gũi với cuộc sống. Để nắm những kiến thức cơ bản của môn Địa thì bạn cần nắm được sơ đồ cấu trúc dạng xương cá. Sư đồ với ba phần chính: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại được chia ra từng bài, trong mỗi bài lại có những ý lớn, nhỏ. Bạn cần có sự hệ thống kiến thức địa lý toàn bộ như vậy mới có thể hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.

bi-quyet-on-khoi-C-mon-Dia-Li-tu-lop-10

Sử dụng Atlat hiệu quả: Atlat là công cụ hữu hiệu để bạn học tốt môn địa lý giúp bạn giảm bớt việc học, ví dụ như một nguồn số liệu ( thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ sách giáo khoa ). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm; tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển; vùng kinh tế…

Nhận dạng đúng biểu đồ: Luôn có những từ khóa để giúp bạn dễ dàng nhận dạng biểu đồ. Biểu đồ tròn và biểu đồ miền (dưới ba năm là biểu đồ tròn, trên ba năm là biểu đồ miền) thể hiện cơ cấu. Biểu đồ đường thể hiện cho diễn biến hay tốc độ tăng trưởng…

3. Môn Lịch sử

Lịch sử là một môn học thuộc nên nhiều bạn cảm thấy e ngại, nhất là Lịch sử lại nhiều chữ, nhiều mốc thời gian mà bắt buộc bạn cần phải học thuộc và nhớ chính xác. Nhưng có thể nói, đây là một môn học quan trọng cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử dân tộc và các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, giúp hình thành nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn, có thể coi đây là môn học về giáo dục nhân cách cho con người.

bi-quyet-on-khoi-C-mon-lich-su-tu-lop-10

Đa số học sinh đều cho rằng, học Lịch sử khó nhất là phải nhớ ngày, tháng của các sự kiện. Để nhớ các sự kiện và ngày tháng, bạn có thế sử dụng giấy nhớ để ghi lại những mốc Lịch sử cần nhớ và dán nó ở góc học tập hoặc bất cứ nơi nào bạn dễ nhìn thấy. Việc nhìn thấy thường xuyên vô tình sẽ giúp bạn nhớ chúng một cách tự nhiên và nhớ lâu hơn bạn nghĩ đấy.

Bạn có thể hệ thống lại kiến thức đã học theo một bảng logic theo tuần tự thời gian. Trình bày theo cột với các chủ đề: Ngày tháng, tên trận đánh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử. Nên ghi ngắn gọn để dễ nhớ, dễ thuộc. Với từng giai đoạn Lịch sử thì cũng hệ thống lại bằng những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn. Học sử không cần quá chi tiết, cụ thể nhưng cũng không được qua loa, đại khái. Những mẹo nhỏ trên chắc chắn học sinh lớp 10 sẽ cải thiện đáng kể điểm số ở những môn khối C định hướng tương lai sau này, chúc các bạn thành công !

Tham khảo thêm:

Nên tìm gia sư môn gì cho học sinh lớp 10, 11 ở Hà Nội?

Kỹ năng giáo viên cần trang bị để dạy tốt bộ môn Sinh Học

♦ Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên giỏi môn Địa lí

Bình luận (1)

  • Giàng a phong: 

    Bổ xung thêm được không ạ?

    Trả lời

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088