Người ta thường hay nói, biết thêm được một ngoại ngữ có nghĩa là bạn đã sống thêm một cuộc đời mới, có thể giao lưu, khám phá những điều mới mẻ từ nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, hầu hết các trường học ngoài áp dụng ngôn ngữ mẹ đẻ còn giảng dạy thêm ngôn ngữ Tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên, việc thích nghi với một ngôn ngữ mới không hề dễ dàng khiến các em còn sợ hãi và ngại ngùng trong vấn đề này. Vì vậy, bài viết dưới đây Gia Sư Việt sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh cách thức để giúp con mình vượt qua nỗi sợ ấy.
Mục lục
I. Nguyên nhân khiến trẻ sợ Tiếng Anh khi mới bắt đầu học
1. Cách tiếp cận sai lầm
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến các em sợ học Tiếng Anh là bởi sai lầm trong cách học từ khi mới bắt đầu. Được học Tiếng Anh ngay từ cấp I, bản thân trẻ có lẽ cũng cảm thấy rất hứng thú. Nhưng càng học lên cao càng chán vì tiếp thu sai cách, bởi phương pháp dạy Tiếng Anh tại Việt Nam hiện đều lấy ngữ pháp và từ vựng làm gốc. Trong khi nền tảng cho việc học Tiếng Anh hiệu quả và quan trọng lại nằm ở phần phát âm, vậy mà thầy cô lại ít luyện cho học sinh kỹ năng này.
2. Chưa thấy Tiếng Anh quan trọng
Có thể do các em không biết được tầm quan trọng Tiếng Anh vào thời điểm này, nên còn thờ ơ và dửng dưng trong việc học. Cho nên mãi đến sau này, khi kiến thức ngày một hổng nặng hơn, dẫn đến tình trạng tự ti và không muốn học nữa. Công với sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh, chỉ muốn con mình học thật tốt và trọng tâm những môn học chính ở trường như các môn Toán, Tiếng Việt… làm việc học Tiếng Anh bị đẩy sang một bên, các em cũng không còn động lực để cố gắng học tốt.
3. Không kiểm soát được bản thân
Việc thiếu tự tin và không vượt qua được sự lười biếng trong học tập của bản thân sẽ khiến các bạn nhỏ không thể học tốt bất kỳ một ngoại ngữ nào cả. Thường sẽ trở nên rụt rè và lo ngại khi thể hiện những điểm yếu của bản thân. Thay vì thoải mái bộc lộ thì trẻ lại có xu hướng sợ bị chê cười, nên đành ở trong trạng thái “dấu dốt” để tỏ ra mình hiểu hết như người ta. Hậu quả cho sự tiếp diễn của biểu hiện này đó là trẻ lúc nào cũng ở trong một trạng thái sợ sệt, lo lắng rằng không biết hôm nay thầy cô có gọi mình trả lời câu hỏi nào không.
II. Giải pháp khắc phục để trẻ không còn sợ học Tiếng Anh
1. Mỗi đứa trẻ cần có cách học khác nhau
Bản chất mỗi người ngay từ khi sinh ra đã không giống nhau. Vì vậy phụ huynh cần ghi nhớ là mỗi đứa trẻ đều sẽ có cách học Tiếng Anh khác nhau. Cha mẹ không thể nhìn con cái hàng xóm học như thế nào và đòi hỏi con mình cũng phải giống cho bằng được như vậy. Hãy quan sát cách học, cách tiếp thu của trẻ, dành thời gian cùng con thực hành các kỹ năng như nghe, nói, phát âm… để có thể tìm ra phương pháp dạy và học phù hợp. Nếu việc tìm ra cách học và đồng hành cùng con quá khó, phụ huynh có thể liên hệ trung tâm gia sư uy tín để được giúp đỡ.
2. Dạy từ mới thông qua các hoạt động thú vị
Ai cũng biết rằng từ mới để học là vô vàn và việc học trước quên sau là điều dễ dàng xảy ra thường xuyên. Một cách học từ vựng Tiếng Anh phổ biến từ xưa đến nay của chúng ta đó là ghi một từ Tiếng Anh ra giấy, sau đó ghi từ Tiếng Việt và học thuộc, rồi thỉnh thoảng sẽ nhìn một trong hai từ để đoán từ còn lại. Phương pháp học này không sai nhưng có thể khiến trẻ mất hứng thú và không thể nhớ lâu vì đó là việc học thuộc thụ động. Và với việc học từ mới nhiều mà mất thời gian đến như vậy, các bạn nhỏ sẽ chẳng mấy chốc mà nản.
Để việc học từ mới dễ dàng và hiệu quả hơn, thay vì áp dụng cách làm trên, bạn hãy tìm những hoạt động sáng tạo để trẻ phấn khởi khi học. Chẳng hạn, bạn có thể mua bộ trò chơi học từ thông qua tranh vẽ, lego hoặc mở các chương trình, video dạy học từ mới Tiếng Anh cho trẻ. Hãy cố gắng tạo môi trường học từ vựng vui vẻ, sôi động để kích thích tinh thần học tập, đừng bắt trẻ học trong sách giáo khoa hay học thuộc. Có như vậy trẻ mới tiến bộ lên từng ngày. Nắm được nhiều từ mới sẽ dễ dàng tư duy và không còn sợ học Tiếng Anh nữa.
3. Không nên lấy ngữ pháp làm trọng tâm
Cách để học Tiếng Anh tốt nhất là phải chăm chỉ luyện tập mỗi ngày. Việc học Tiếng Anh của trẻ sẽ đặc biệt tự nhiên và tiếp thu thành thạo hơn bao giờ hết nếu chúng được giao lưu Tiếng Anh với nhau. Phụ huynh nên biết ngữ pháp trẻ có thể học sau này, theo tốc độ của riêng mỗi cá nhân chúng. Khi còn nhỏ, mục tiêu hãy chỉ nên là nói được và phát âm chuẩn Tiếng Anh. Sau đó, khi đã nghe và nói tốt, trẻ có thể học ngữ pháp thông qua giao tiếp hoặc sách vở, đó mới là cách học hiệu quả nhất.
Việc mà hiện nay hầu hết các bậc phụ huynh lo lắng rằng ngữ pháp sẽ khó và rắc rối, nếu không học sớm sẽ không hiểu được. Thì thực ra, cách học ngữ pháp tốt nhất là thông qua giao tiếp để hiểu trực quan và sinh động hơn. Khi có vốn từ vựng và ghép câu tốt mà giao tiếp được, cũng có nghĩa rằng lúc này trẻ đã tự tin hơn chứ không sợ hãi như việc học ngữ pháp đơn thuần rồi quên đi. Vì vậy, đừng bắt trẻ ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp, hãy dạy trẻ thông qua các cuộc hội thoại tự nhiên để không còn phải rụt rè.
4. Cho trẻ tiếp xúc với người bản xứ từ sớm
Hiện nay, có rất nhiều những bạn còn rất nhỏ, chỉ chừng 2 – 4 tuổi nhưng giao tiếp Tiếng Anh rất tốt, phản xạ vô cùng nhanh khi trả lời. Sở dĩ có thể hiểu và đối thoại được tốt như vậy một phần là do được nghe Tiếng Anh sớm từ cha mẹ. Chúng ta hãy tưởng tượng việc học Tiếng Anh gần như đúng với câu nói “ mưa dầm thấm lâu”. Việc cha mẹ không bao giờ nói hay học Tiếng Anh sẽ làm các bé không có động lực học tập. Nhưng nếu phụ huynh chỉ biết một chút Tiếng Anh rồi thường xuyên phát âm sai sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của chúng.
Phát âm tiếng Anh là việc rất khó và có sức ảnh hưởng lớn với trẻ. Bởi nếu phát âm sai và bị chê cười cũng là một lý do khiến các em sợ học Tiếng Anh. Cha mẹ nên cho trẻ giao tiếp với người bản ngữ từ sớm vì khi còn nhỏ, trẻ có thể cảm thụ mọi âm thanh và nhanh chóng ghi nhớ, học theo cách nói của người khác. Ngoài ra, khi ở nhà hãy thường xuyên bật các chương trình, video Tiếng Anh ngay cả khi trẻ không chú ý lắng nghe. Hoạt động này sẽ được đôi tai hấp thụ ngay khi não bộ không để ý, từ đó làm quen với ngôn ngữ mới.
5. Tạo môi trường thoải mái và luyện tập mỗi ngày
Rất khó để yêu cầu trẻ học Tiếng Anh nếu như chúng không hề thích thú. Vì vậy, trong cuộc sống gia đình, bạn chỉ nên khuyến khích trẻ học tập và nên nhắc nhở người thân không phán xét hay trêu chọc. Bạn có thể cùng học Tiếng Anh với trẻ hoặc tổ chức những gameshow nho nhỏ bằng cách cắt dán từ. Việc học Tiếng Anh mà chỉ đơn lẻ sẽ không đạt được hiệu quả tốt như có người đồng hành cùng học. Hơn nữa, nếu bạn cùng con luyện tập hoặc ủng hộ, trẻ sẽ thoát khỏi cảm giác tự ti và thích học Tiếng Anh mỗi ngày.
Lời kết: Việc trẻ học giỏi Tiếng Anh sẽ đem lại rất nhiều cơ hội và thuận lợi trong cuộc sống ở hiện tại và kể cả tương lai. Khi có vốn Tiếng Anh kém, hãy thử nghĩ xem, trẻ có thể sẽ rất buồn vì không thể giao tiếp với người nước ngoài và đạt những thành tích tốt từ môn học này. Nếu con bạn còn đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ mới, hãy liên hệ ngay với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 – 090.462.8800 để được tư vấn, hỗ trợ đồng hành giúp bé phát triển và đạt thành tích tốt.
Tham khảo thêm:
♦ Danh sách và bảng giá thuê gia sư Tiếng Anh giỏi tại Hà Nội
♦ Vai trò của gia sư Tiếng Anh lớp 1 kèm riêng tại nhà cho con
Để lại bình luận