Cách nhớ các Điều kiện, Chất xúc tác trong phản ứng Hóa Học

Một vài phản ứng không cần chất xúc tác cũng xảy ra bình thường? Nhưng có một số nhiều phản ứng lại phải cần Chất xúc tác: Ví dụ như phản ứng Este hoá giữa Axit Cacboxylic và Ancol thì phải xúc tác H2S04 đặc, một số phản ứng lại phải có nhiệt độ cao nó mới phản ứng, phản ứng cộng nước của Anken phải xúc tác H2SO4,170 độ C. Vì tầm quan trọng của điều kiện và chất xúc tác nên học sinh phải học cách nhớ các chất xúc tác, điều kiện trong phương trình Hóa học.

cach-nho-dieu-kien-va-chat-xuc-tac-trong-phan-ung-hoa-hoc

Vai trò của chất xúc tác trong phương trình Hóa học

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường Axit hay Bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn. Chất xúc tác có thể tăng tốc độ phản ứng hoá học lên nhiều lần, hàng chục lần, hàng trăm lần, nên rút ngắn được thời gian, tăng cao hiệu suất sản xuất.

Ví dụ trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta thường dùng sắt làm chất xúc tác để tăng vận tốc phản ứng giữa Nitơ và Hyđro qua tác dụng xúc tác bề mặt, nhờ đó Nitơ và Hyđro trong hỗn hợp dễ tạo thành Amoniac. Nếu không có chất xúc tác thì trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, phản ứng tổng hợp Amoniac sẽ xảy ra với tốc độ rất chậm, không thể tiến hành sản xuất với lượng lớn.

Chất xúc tác còn có khả năng chọn lịch trình cho phản ứng hoá học phù hợp với con đường mà người ta đã thiết kế, phản ứng sẽ xảy ra theo con đường thuận lợi nhất cho quá trình sản xuất. Ví dụ khi dùng rượu Etylic làm nguyên liệu thì tuỳ thuộc việc chọn chất xúc tác và điều kiện phản ứng mà ta có thể nhận được các sản phẩm phản ứng khác nhau.

  • Nếu chọn bạc làm chất xúc tác và đưa nhiệt độ lên đến 550°c, rượu Etylic sẽ biến thành Axetalđehyd.
  • Nếu dùng hỗn họp Kẽm Oxit và Crom (III) oxit làm chất xúc tác và ở nhiệt độ 450°c ta sẽ thu được Butylen.
  • Nếu dùng Axit Sunfuric đặc làm xúc tác và giữ nhiệt độ 130 – 140°c ta sẽ có Ete Etylic. Từ đó có thể thấy chất xúc tác có vai trò rất to lớn trong hoá học.

Chất xúc tác thì đặc trưng cho cả một loạt phản ứng có điều kiện và xúc tác như nhau, vì vậy chỉ cần nhớ dạng của phản ứng đó. Còn về phản ứng hữu cơ thì dễ nhớ hơn, cứ nhớ dạng phương trình tổng quát, rồi các xúc tác tương ứng cho từng dạng phản ứng rồi từ đó triên khai đúng dạng của nó.

Một số cách nhớ chất xúc tác rút ra được trong quá trình học

1. Cao su buna. Bu là butađien la nguyên liệu trùng hợp. Na là natri là xúc tác
2. Cao su buna-s tươg tự như 1 nhưng thêm s là stiren
3. Tơ bán tổng hợp hay là tơ nhân tạo trog chươg trình THPT chỉ gặp 2 tơ là axetat và visco
4. Tơ thiên nhiên là những loại như tơ tằm, bông, đay,…
5. Còn lại là tơ tổng hợp
6. Vôi tôi xút. Vôi là Ca0 là xt. Xút là xút ăn da là NaOH là chất tham gia
7. Mê.em.phải.bao.phen.hồi.hộp.ôi.người.đệp
8. Mẹ.em.phải.bón.phân.hoá.học.ở.ngoài.đồng
9. Một chất khi pứ với KMn04. Nếu mt trung tính sẽ ra mangan 4. Nếu mt axít sẽ ra mangan 2
10. Quy tắc cộng có thể nói nôm na là giàu thì càng giàu mà nghèo thì càng nghèo
11. Trong hoá hữu cơ muốn điều chế chất gì đều có thể đi từ Axetilen. Do đó ngày xưa người ta có câu có Axetilen là có tất cả

Cách nhớ các chất xúc tác, điều kiện trong phương trình Hóa học sẽ giúp học sinh có thể thực hiện những dạng bài tập khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể tự học về vấn đề này. Do đó, nếu cần sự hỗ trợ trong môn Hóa nói riêng và các môn học khác nói chung, hãy liên hệ với Gia Sư Việt để được tư vấn chi tiết.

Chủ đề môn Hóa khác:

Nội dung bài ca Hóa Trị và lợi ích mà nó mang lại cho học sinh

Hướng dẫn học sinh giải trắc nghiệm môn Hóa nhanh & chính Xác

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088