Điểm qua những nét đặc sắc làm nên phong cách thơ Xuân Diệu

Là nhà thơ tình kiệt xuất của Việt Nam, thành viên kì cựu của “Tự Lực Văn Đoàn”, người khởi xướng của phong trào Thơ mới, cha đẻ của những tác phẩm mang âm hưởng của niềm vui sống mãnh liệt luôn cồn cào nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu, gương mặt quen thuộc với các em học sinh Trung học qua thi phẩm “Vội vàng”,… người đó không ai khác ngoài nhà thơ Xuân Diệu.

Liệu ngần ấy dòng thông tin được viết trong phần tiểu sử tác giả của Sách giáo khoa đã là đủ để các em nhận ra những nét độc đáo mang chiều sâu của phong cách thơ ca Xuân Diệu hay chưa? Rốt cuộc ông đã ôm ấp những tư tưởng nào để có thể tạo ra những vần thơ sống mãi như vậy? Bài viết được tổng hợp gọn ghẽ dưới đây của Gia Sư Việt sẽ đem đến cho các em một góc nhìn đa chiều và sâu sắc vào thế giới quan đầy xúc cảm của đại thi hào dân tộc – Xuân Diệu.

diem-qua-nhung-net-dac-sac-lam-nen-tho-xuan-dieujpg

“Ông hoàng Thơ tình” của Việt Nam

Xuân Diệu xếp hạng nổi tiếng thứ 79876 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà thơ tình nổi tiếng. Sự nghiệp thi ca của ông có thể được chia thành hai chặng: Trước cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn: hồn thơ khát khao, say mê, da diết. Sau cách mạng tháng 8, ông trở thành một nhà thơ cách mạng đầy hăng hái và trung thành. Thơ ông không chỉ xoay vần quanh sự quấn quít và thăng trầm của đôi lứa nữa, mà tình yêu giữa hai người nay đã hoà chung vào giai điệu của tình yêu Tổ quốc.

Chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ thơ Pháp

Vốn được Hoài Thanh ca ngợi là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, cái độc đáo mới mẻ của thơ Xuân Diệu đến từ tư tưởng rất Tây, hiện đại và cởi mở cùng cách sử dụng ngôn từ cực lạ phá vỡ những quy chuẩn truyền thống. Đặc biệt, những nét tài hoa ấy của ông được lấy cảm hứng rất nhiều từ những vần thơ Pháp, trong đó phải kể đến các câu thơ tiêu biểu như:

“Yêu là chết trong lòng một ít” vay mượn ý tưởng từ câu: “Partir, c’est mourir un peu” (Đi là chết đi một ít) của Edmond Haraucourt.

“Mau với chứ, vội vàng lên chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi” và câu nói của Alfred de Musset nói với George Sand: “Dépêche-toi, George, notre amour est vieux” (Nhanh lên em, George, mối tình chúng ta đã già rồi).

“Hơn một loài hoa đã rụng cành” được dịch rất sát nghĩa từ câu thơ Pháp: “Plus d’une espèce de fleurs a quitté les branches”.

Những khúc tình thơ đi cùng năm tháng

Có người đã lí giải về nguyên do vì sao Xuân Diệu được nhiều người tôn vinh là “Ông hoàng Thơ tình Việt Nam” đến vậy. Bởi phàm những cái gì người ta không thể có được theo tự nhiên, thì lại càng khao khát! Với Xuân Diệu, đó là tình yêu! Và nó được ông viết thành thơ. Với cái nồng nàn đắm say của riêng mình, Xuân Diệu vẫn yêu, yêu tha thiết và để lại cho đời nhiều trang viết bất hủ. Sau đây, hãy cùng điểm qua vài trích đoạn trong những bài thơ khiến bao trái tim thổn thức của Xuân Diệu:

“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm”
( trích “Biển”, tặng Hoàng Cát)

“Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thư.
Em không lấy, và tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

Thư thì mỏng như suối đời mộng ảo;
Tình thì buồn như tất cả chia ly.
Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo;
Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi.

Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại,
Tới bên em, chờ đợi mãi không về.
Em đã xé lòng non cùng giấy mới
– Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê.”
( trích “Tình thứ nhất”)

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; thế cũng vừa.

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi.
Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.”
( trích “Vì sao”, tặng Đoàn Phú Tứ)

Kết luận: Dù cuộc đời trải qua nhiều sóng gió thăng trầm, thì vẫn không ai có thể phủ nhận được giá trị còn vẹn nguyên nơi nét thơ của ông. Giống như Xuân Diệu đã từng nói: “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết”. Mong rằng những gì Gia Sư Việt mang đến sẽ giúp em thêm hiểu và trân quý cái tình của một nhân tài từng đem cả hồn mình mà viết nên trang. Nếu cần được hỗ trợ thêm về việc học Văn, đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm qua số điện thoại 090.462.8800 nhé. Chúc các em học tốt !

Tham khảo thêm:

♦ 8 bí quyết giúp học sinh viết bài Văn nghị luận xã hội hay

Chia sẻ kinh nghiệm phân tích tác phẩm Văn học hấp dẫn

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088