Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông nói nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sử dụng trí tuệ nhân tạo ( AI ) để tự động hóa, chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa, dịch vụ… Và lĩnh vực gia sư cũng không nằm ngoài xu thế đó. Khi một số công ty, dự án khởi nghiệp đã và đang triển khai mô hình gia sư công nghệ giới thiệu đến gia đình học sinh. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Mục lục
- 1. Gia sư công nghệ là gì?
- 2. Những ai có thể đăng kí làm gia sư trên ứng dụng đó
- 3. Việc quản lý, xét duyệt hồ sơ của nhà tuyển dụng như thế nào?
- 4. Chi phí thuê gia sư công nghệ có rẻ không?
- 5. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc giới thiệu gia sư?
- 6. Bạn có liên hệ trực tiếp được với người dạy qua ứng dụng không?
- 7. Việc chọn đúng gia sư được hiển thị trên ứng dụng có dễ dàng?
- 8. Rào cản kĩ thuật trong việc triển khai mô hình gia sư công nghệ
1. Gia sư công nghệ là gì?
Có thể hiểu là mô hình phụ huynh, học sinh có thể kết nối với người dạy học thông qua một ứng dụng nào đó trên điện thoại ( App ). Cơ chế hoạt động vào thông tin người đăng kí làm gia sư trên một Website rồi người có nhu cầu chỉ cần lựa chọn dưới sự điều phối của doanh nghiệp rồi hoàn tất quá trình làm việc sau đó. Một số đơn vị còn dùng tên như Uber gia sư hay Grab gia sư cho nó thông dụng giống như 2 đơn vị vận tải nổi tiếng là Uber và Grab.
2. Những ai có thể đăng kí làm gia sư trên ứng dụng đó
Câu trả lời là tất cả giáo viên, giảng viên, sinh viên… có đủ trình độ, kinh nghiệm và tự tin vào bảo thân đều có thể đăng kí làm gia sư trên ứng dụng đó. Cần có một bản tự giới thiệu, hình ảnh rõ nét, thông tin hồ sơ phải đảm bảo yêu cầu và có thể kiểm chứng qua một số giấy tờ như CMND, thẻ SV, bằng đại học, bảng điểm… để được xét duyệt cho hồ sơ của bạn hiển thị đến người có nhu cầu.
3. Việc quản lý, xét duyệt hồ sơ của nhà tuyển dụng như thế nào?
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những hồ sơ đáp ứng những yêu cầu ở trên. Ngoài ra, họ còn chọn lọc sinh viên các trường đại học Top đầu như: Bách Khoa, Ngoại Thương, Sư Phạm, Kinh Tế, Quốc Gia, Y, Dược… và các giáo viên, giảng viên, cao học viên có độ tuổi, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Việc làm trên chủ yếu dựa vào cảm tính, khó mà phỏng vấn trực tiếp gia sư, kiểm tra đầu vào vì quá mất thời gian, tốn kém cũng như năng lực của nhà tuyển dụng chưa chắc đủ đánh giá trình độ gia sư.
4. Chi phí thuê gia sư công nghệ có rẻ không?
Câu trả lời là không, bởi hồ sơ hoàn toàn do người dùng tự up lên hệ thống. Ai cũng có thể nói nốt về mình như: Kinh nghiệm lâu năm, giảng dạy giúp học sinh tiến bộ nhanh… Những thông tin kiểu như thế này chắc chắn không ai có thể kiểm chứng được. Và tất nhiên, với thông tin chia sẻ càng hấp dẫn thì người dùng càng thích, xu hướng lựa chọn càng nhiều, mức học phí đề suất thường cao hơn 30 – 50 % so với hình thức liên hệ trung tâm gia sư truyền thống ( cung cấp người dạy tương đương ) bởi họ bị ràng buộc bởi mức học phí cố định chung của thị trường.
5. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc giới thiệu gia sư?
Tất nhiên là nhà tuyển dụng phải có trách nhiệm. Việc điều phối hoạt động, giới thiệu gia sư cho phụ huynh, học sinh dù hình thức nào cũng phải do bên cung cấp chịu trách nhiệm. Quyền lợi của khách hàng như học thử, thay đổi gia sư vẫn được đảm bảo. Chi phí buổi học cũng rõ ràng và thống nhất ngay từ đầu. Ngoài ra, những phát sinh trong quá trình gia sư đến làm việc tại nhà như: Trộm cắp, lừa đảo, mất an ninh, an toàn… sẽ tùy vào tính huống mà người dạy hay trung tâm gia sư chịu trách nhiệm trước gia đình và pháp luật.
6. Bạn có liên hệ trực tiếp được với người dạy qua ứng dụng không?
Câu trả lời là không, việc này phải dưới sự điều dành của doanh nghiệp. Nếu bạn liên hệ trực tiếp để mời họ dạy, đàm phán giá cả… thì ứng dụng doanh nghiệp sinh ra là mô hình phi lợi nhuận. Họ không có nguồn thu từ bạn hoặc gia sư nếu điều để đó xảy ra. Bạn vẫn lựa chọn gia sư rồi họ mới tiến hành quá trình tư vấn, liên hệ người dạy cho bạn.
7. Việc chọn đúng gia sư được hiển thị trên ứng dụng có dễ dàng?
Điều này không đơn giản, một thông tin người dạy chất lượng sẽ có nhiều người đặt lịch dạy cho con họ. Tình trạng trung tâm trả lời người đó đã hết lịch làm việc xảy ra thường xuyên. Rồi họ tìm cách tư vấn cho phụ huynh chuyển sang dạng chờ trung tâm sắp xếp người phù hợp nhất. Vậy điều này khác gì trung tâm gia sư truyền thống hiện nay?
Việc chọn hồ sơ hoặc đăng kí rồi chờ trung tâm liên hệ lại để tư vấn thì các trang việc làm, tuyển dụng lớn như: Mywords, vieclam24h… đã có từ lâu và còn làm bài bản, chuyên nghiệp hơn nhiều. Thậm chí, trước đó đã có nhiều trung tâm gia sư cũng up dữ liệu có đầy đủ thông tin, hồ sơ người dạy lên trang web của họ.
8. Rào cản kĩ thuật trong việc triển khai mô hình gia sư công nghệ
Yếu tố công nghệ là quan trọng nhất, phần mềm được lập trình bởi nguồn nhân lực trình độ cao. Do vậy, nguồn vốn lớn, chi phí quản lý, tiếp thị tăng đáng kể. Để hoạt động hiệu quả, mang tính tự động hóa cao, ứng dụng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Đội ngũ gia sư được kiểm chứng về năng lực, đông đảo, rộng khắp ở nhiều vị trí khác nhau trên Tỉnh / Thành Phố đang cung cấp dịch vụ. Như vậy, phải có đội ngũ chuyên gia giỏi sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn để thẩm định chuyên môn bởi đây là nguồn nhân lực cao cấp liên quan đến giảng dạy.
– Giáo viên, sinh viên còn trống lịch mới được hiển thị trên hệ thống, ai đã đã kín lịch cần được ẩn đi để người có nhu cầu thuê gia sư không mất thời gian. Như vậy mới đảm bảo chắc chắn người được chỉ định sẽ nhận dạy con bạn với chi phí hợp lý. Cái này giống Uber hay Grab khi tài xế nghỉ sẽ tắt ứng dụng và hệ thống sẽ tự tìm người nào gần nhất kết nối với khách hàng.
– Gia sư không giống như nghề khác, nó phụ thuộc vào sự tương tác giữa người dạy và người học. Vấn đề này không yếu tố công nghệ nào có thể can thiệp được. Vì vậy, chuyện gia sư dạy học sinh A tốt không có nghĩa là sẽ dạy học sinh B tốt. Nếu phụ huynh, học sinh lợi dụng việc học thử để liên tục thay đổi gia sư thì sao? Gia sư giảng dạy nhà này không hiệu quả thì ngay lập tức cho ra khỏi hệ thống hay lại quay thẩm định tiếp?… rất nhiều thách thức cần có lời giải.
Năm 2016, tức là khoảng 5 năm trước, Gia Sư Việt đã được một số đối tác đều nghị viết một phần mềm ứng dụng mô hình gia sư như trên. Lúc đó, trung tâm đã hoạt động rộng khắp, hợp tác đông đảo với đội ngũ giáo viên, sinh viên cùng sự uy tín lớn với phụ huynh, học sinh. Đây là một ý tưởng tốt nhưng khi phân tích kĩ lưỡng chúng tôi khẳng định: Mô hình gia sư công nghệ như hiện tại không khả thi, còn nhiều khó khăn cần vượt qua và những vấn đề ngoài khả năng.
Kết luận: Nếu vượt qua được các rào cản kĩ thuật, tuyển chọn, phỏng vấn, thẩm định gia sư thì chúng ta có thể khẳng định đây là mô hình tốt nhất. Gia sư công nghệ hiện nay vẫn chưa hoạt động đúng nghĩa của nó. Vẫn là phụ huynh liên hệ đến trung tâm rồi đợi sắp xếp gia sư, chọn người phù hợp rồi thu phí 20 – 40 % tháng lương đầu, chả khác gì mô hình truyền thống. Hi vọng trong tương lai, khi trình độ công nghệ phát triển để vượt qua những khó khăn trên. Gia Sư Việt sẽ dồn toàn bộ nguồn lực để phát triển một mô hình gia sư công nghệ đầy đủ, đúng với ý nghĩa của nó mang lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.
Tham khảo thêm:
♦ Top 10 trung tâm gia sư tại Hà Nội uy tín, đội ngũ giáo viên giỏi
♦ Những điều quan trọng đối với con trẻ hơn cả thành tích học tập
Để lại bình luận