Thực trạng và hậu quả việc học sinh lạm dụng Máy tính cầm tay

Lạm dụng Máy tính cầm tay khiến học sinh lười nhớ cả bảng cửu chương, lười tính nhẩm các công thức và phép tính đơn giản. Điều này đang trở thành một làn sóng không tốt kéo theo nhiều hệ lụy về phát triển tư duy. Nếu là phụ huynh, bạn đánh giá hậu quả của tình trạng này sẽ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các nguyên nhân của tình trạng trên, hị vọng sẽ giúp các em rèn luyện tính toán hiệu quả và tránh lạm dụng Máy tính cầm tay.

hau-qua-cua-viec-hoc-sinh-lam-dung-may-tinh-cam-tay

1. Lạm dụng Máy tính cầm tay đang diễn ra như thế nào?

Từ bậc Tiểu học, gần như các em học sinh chỉ biết tính tay, tính nhẩm tất cả các bài toán, công thức. Nhưng khi lên THCS, trong khi đây là lứa tuổi tốt nhất để phát triển tư duy suy luận, thì trong sách đã dạy sẵn cách sử dụng máy tính bỏ túi. Các em sử dụng lâu dần sẽ thành thói quen, thậm chí quên cả những phép tính đơn giản. Đến bậc THPT thì mọi thứ đã ăn sâu vào thói quen, lối sống của các em, luôn luôn cần Máy tính cầm tay để làm việc.

2. Lạm dụng Máy tính cầm tay sẽ dẫn tới những hậu quả gì?

Trong Toán học, kỹ năng tính nhẩm là rất cần thiết giúp cho học sinh tư duy nhanh, nhạy bén, tập tính kiên nhẫn. Sử dụng Máy tính cầm tay sẽ giúp giải nhanh chóng các bài toán, công thức phức tạp nhưng việc lạm dụng nó đã gây ra nhiều tác hại tiêu cực. Ví dụ: 20.5 + (-19.0) -5.5 + 6.9 = ? Bạn ra kết quả bằng bao nhiêu? Sau bao lâu bạn có kết quả? Thực ra đây chỉ là một phép toán đơn giản, ai cũng làm được. Tuy nhiên, do quá lạm dụng Máy tính cầm tay, phần lớn học sinh sẽ phải bấm luôn cho phép tính trên thay vì tính nhẩm hay tính tay từng bước.

Thực tế cho thấy, khi các bạn phải làm những bài tập tính toán trắc nghiệm như Hóa học, Vật lý, Sinh học có nhiều phép tính. Thay vì tính nhẩm được, các học sinh hầu như phải bấm máy, dễ nhầm, tâm lý dễ bị dao động (nếu máy hỏng), không làm được bài, không nhớ được công thức (nếu không có máy), vậy là hoàn toàn bị lệ thuộc vào máy tính dù công thức tính toán đã được dạy trên lớp, nhưng vì lười biếng, ỷ lại nên không nhớ được công thức.

3. Vài câu chuyện về việc học sinh lạm dụng Máy tính cầm tay

Việc lạm dụng máy tính cầm tay đã có những trường hợp rất đáng ngại. Chẳng hạn, chị Ngọc Sương (Quận 3, Tp. HCM) đã phải giật mình khi cậu con trai mình phải dùng máy tính cho các phép tính đơn giản: 2 x 5, 3 x 9, 7 x 8, từ bảng cửu chương 3 trở lên, em phải “rất lâu” mới đọc ra đáp án, thậm chí còn sai. Bạn Nguyễn Thị My (lớp 10, Hà Nội) chia sẻ là sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán rất tiện lợi cho những bài toán, công thức dài và khó. Nhưng cái hại là em hoàn toàn bị lệ thuộc vào máy tính, kể cả những công thức đơn giản, lâu dần mất kiên nhẫn.

Bạn Trần Hùng (lớp 12, Hà Nội) cũng gặp trường hợp như vậy, em ôn thi Đại Học, hàng ngày phải giải rất nhiều bài toán, phép tính. Vì không muốn mệt mỏi, nghĩ nhiều, em cũng sử dụng máy tính cầm tay, sau một thời gian dài, em thấy mình “tay nhanh hơn não”. Bấm máy rất nhanh, đọc lướt qua đề bài thì đã biết phải bấm máy thế nào, nhưng không nhớ công thức và nhiều khi bấm sai! Đây chính là hệ quả của thực trạng học sinh lười tính nhẩm các công thức đơn giản bởi lạm dụng máy tính cầm tay.

4. Kinh nghiệm tránh lạm dụng Máy tính cầm tay ở nước ngoài

Singapore: Người ta thường có hai dạng bài, dạng bài cho phép sử dụng máy tính bỏ túi và dạng bài cấm sử dụng máy tính cầm tay. Như vậy, vừa đảm bảo tính công bằng, vừa giúp học sinh buộc phải có kỹ năng tính nhẩm để giải bài tập.

Anh Quốc: Học sinh phải tính nhẩm toàn bộ, chỉ trong trường hợp bài khó, phép tính phức tạp thì giáo viên được phép hỗ trợ bằng cách cho học sinh sử dụng máy tính cầm tay sau giờ học, các thầy (cô) sẽ thu lại.

Kết luận: Không thể phủ nhận tiện ích khi sử dụng máy tính cầm tay sẽ giải quyết nhiều vấn đề, nhất là trong tính toán, làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, lạm dụng máy tính cầm tay lứa tuổi học đường đã khiến cho không ít học sinh dần trở nên trì trệ, lệ thuộc và ỷ lại. Vì vậy, nên hạn chế việc sử dụng máy tính bỏ túi ở các cấp học, đồng thời phải có sự can thiệp của cha mẹ và thầy cô giáo giảng dạy trực tiếp trên lớp.

Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm giải quyết tình trạng con nghiện Game, mạng Xã Hội

Phương pháp dạy con nhận biết Hình học qua vật dụng hàng ngày

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088