Kinh nghiệm giải quyết tình trạng con nghiện game, mạng xã hội

Ngày nay ngoài việc học, thế hệ trẻ còn có rất nhiều lựa chọn về giải trí để đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ phút mệt mỏi. Nhiều em chọn chơi các môn thể thao hay luyện một loại nhạc cụ, học thêm kĩ năng nấu nướng,… rất lành mạnh và bổ ích. Tuy vậy, cũng có nhiều em lại quá phụ thuộc vào game cũng như mạng xã hội khiến cho sức khoẻ giảm sút, tinh thần suy yếu và gây ra nhiều bất ổn trong gia đình. Thực tế biểu hiện của việc này ra sao và kinh nghiệm giải quyết tình trạng con cái nghiện game, mạng xã hội cho bố mẹ như thế nào, xin mời các vị phụ huynh cũng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau của Gia Sư Việt.

Kinh-nghiem-giai-quyet-tinh-trang-con-nghien-game-mang-xa-hoi

I. Các biểu hiện của việc con cái nghiện game, mạng xã hội

1. Có phản xạ lướt điện thoại mọi lúc mọi nơi

Khi có thời gian rảnh rỗi, được ngồi nghỉ ngơi, nếu các bạn trẻ thường ngay lập tức lấy điện thoại ra và say sưa hí hoáy lướt lướt, chăm chú nhìn vào màn hình thì đây chính là biểu hiện của trẻ đã bị phụ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo. Nhiều khi kể cả không có mục đích gì cụ thể thì các bạn cũng vào ra điện thoại nhiều lần như một thói quen. Hay nói cách khác là đắm chìm trong mạng xã hội và các trò giải trí, dẫn tới việc bỏ bê các mối quan hệ bạn bè, gia đình, những người thân thiết, và hậu quả là khả năng giao tiếp xã hội, kết nối ngày càng kém, dẫn tới cơ hội để có bạn bè tốt ngoài đời thật càng thu nhỏ lại.

2. Tốn nhiều thời gian cho game, mạng xã hội

Bình thường một “con nghiện” game, mạng xã hội thường sẽ dành rất nhiều thì giờ cho Internet, ít nhất khoảng 8 tiếng/ngày, nhiều bạn trẻ còn sử dụng mạng xã hội lên tới 12 tiếng/ngày. Các hoạt động chính của họ đa số là cày game, kéo top, làm nhiệm vụ, cập nhật status, đăng ảnh, chia sẻ trạng thái trên mạng xã hội. Có nhiều trường hợp học sinh quên ăn quên uống, bỏ cả học để sa vào hàng net say sưa đánh điện tử hay vô số trường hợp học sinh sử dụng điện thoại “lướt Face” trong giờ học. Đây chính là những biểu hiện của nghiện game, mạng xã hội, và cũng chính vì đắm chìm trong thế giới ảo nhiều như vậy đã dẫn tới bao hậu quả đáng tiếc.

II. Những hậu quả để lại khi con trẻ nghiện game, mạng xã hội

1. Giảm sức khỏe và tinh thần

Chơi game, dùng mạng xã hội quá nhiều sẽ khiến sức khỏe suy nhược, cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy giảm, lâu ngày sẽ dẫn tới những hiện tượng như hay cáu giận, bực tức, tiêu cực, hay nói bậy, cãi lại, đánh lại mọi người… Người sử dụng điện thoại hay máy tính nhiều cũng rất ít vận động, hầu như chỉ ngồi, nằm, có thể dẫn đến béo phì và các bệnh về xương khớp cũng như giảm thị lực. Khi sử dụng Internet quá nhiều, con người có xu hướng thu mình lại, tránh xa cuộc sống thực, khi nhìn thấy cuộc đời của người khác tuyệt vời hơn bản thân mình trên mạng xã hội còn khiến các bạn trẻ cảm thấy tự ti, thu mình lại hơn nữa và hoặc tệ hơn là dẫn tới căn bệnh trầm cảm, tự sát.

2. Gây lục đục trong gia đình

Có nhiều hậu quả của việc con nghiện thế giới ảo làm ảnh hưởng đến gia đình cũng khiến người ta phải suy nghĩ. Ví dụ như vào ngày 19/6/2017, cư dân mạng xôn xao vì cảnh một đứa con vì mải chơi game thâu đêm suốt sáng đã đánh lại bố mình vì bị bố bắt gặp đang chơi game và gọi về. Chắc chúng ta chưa quên, chuyện một học sinh 13 tuổi ở Khánh Hòa bị bỏng rộp chỉ vì sức ép quá lớn từ dư luận bởi status của chính mình: “Nếu đủ 1000 likes sẽ đốt trường?”, để lại nỗi xót xa khôn nguôi cho gia đình. Ở nhiều nhà thì bố mẹ quá lo lắng nên thậm chí còn đập, làm hư hỏng điện thoại, máy tính của con, khiến hai bên xích mích và làm tổn thương nhau nặng nề.

III. Mách bố mẹ xử lý tình trạng con nghiện game, mạng xã hội

1. Giải thích cho con hiểu tác hại của vấn đề

Để có hành động đúng đắn, trước hết người ta cần một tư duy và nhận thức đúng. Bố mẹ nên phân tích những tác hại của việc nghiện game, mạng xã hội và các dẫn chứng thực tế để cho con vấn đề. Bố mẹ cần chỉ rõ cho con thấy nên dành bao nhiêu tiếng để giải trí một ngày là đủ. Gia đình cần kiên trì một chút để con “cai” dần dần, chứ không nên nôn nóng mà buông lời nhiếc móc, bỏ mặc, coi thường, bởi nếu không có sự giúp đỡ từ người thân, không có những lời động viên, tâm sự trong thời gian này thì các em cũng sẽ rất dễ trở lại với con đường cũ.

khuyen-khich-con-tham-gia-hoat-dong-tap-the-de-cai-nghien-game

2. Khuyến khích con tham gia hoạt động bổ ích

Một kinh nghiệm giải quyết tình trạng con cái nghiện game, mạng xã hội nữa là cha mẹ nên ở bên cạnh con cái những lúc rảnh rỗi để cùng con tìm các cách thư giãn lành mạnh khác như: đọc sách, chia sẻ những câu chuyện, chăm sóc thú cưng, chăm sóc cây cảnh, đi dã ngoại,… Sau đó, cha mẹ nên khuyên con dành thêm thời gian cho cuộc sống thực, cho các hoạt động xã hội, thể thao, trường, lớp, câu lạc bộ… vì nó thật sự rất vui, chỉ là con chưa thử nghiệm mà thôi. Trong môi trường xã hội có nhiều các bạn cùng tuổi thường dễ hòa nhập, dễ giao tiếp, giúp đỡ và thông cảm cho nhau.

Kết luận: Con cái nghiện game, mạng xã hội khiến cho bản thân các em suy sụp, cha, mẹ đau lòng. Đã có nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng này, nhưng bản chất là gia đình cần quan tâm, dành nhiều thời gian tâm sự, chia sẻ cùng con cái. Qua bài viết, Gia Sư Việt hi vọng giúp ích cho các bậc cha mẹ có con đang ở độ tuổi teen phòng tránh và khắc phục triệt để khi con cái nghiện game, mạng xã hội. Ngoài ra, nếu con cần bổ sung kiến thức các môn và muốn tìm gia sư phù hợp để giúp đỡ mình, anh chị hãy liên lạc với chúng tôi qua số 096.446.0088 – 090.462.8800 để chúng tôi hỗ trợ kịp thời!

Tham khảo thêm:

Danh sách 6 trung tâm gia sư tại quận Tây Hồ uy tín nhất

Giải pháp giúp con bạn phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Tổng hợp các kĩ năng sống mà học sinh lớp 2 cần phải biết

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088