Cách giúp trẻ kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành hiệu quả

Có một danh nhân đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi”. Quả thật vậy, nếu chỉ chăm chăm vào bổ sung kiến thức mà thiếu đi thực hành thì kết quả cũng không đi tới đâu. Nhưng nhìn từ phía ngược lại, nền tảng lí thuyết là quan trọng để khi áp dụng thực tế luôn có đường lối bài bản, tiết kiệm thời gian đến thành công. Nên tựu chung, cách tốt nhất là chúng ta biết cân bằng hài hoà hai điều ấy. Vì vật, bài viết dưới đây của Gia Sư Việt sẽ một lần nữa nhấn mạnh tác hại của việc lý thuyết và thực thành lệch lạc cũng như cơ sở cần thiết để trẻ em có được sự cân bằng này.

cach-ket-hop-giua-hoc-ly-thuyet-va-thuc-hanh-hieu-qua

I. Thực trạng học nặng Lý thuyết và thiếu thực tiễn từ nhỏ

1. Áp lực thành tích nặng nề

Thực tế hiện nay từ bậc học Tiểu học, học sinh đã phải cõng trên lưng cặp sách quá nặng, mỗi ngày đối mặt với tình trạng bị nhồi nhét kiến thức. Chính vì vậy mà học sinh học một cách thụ động, máy móc khi thậm chí còn chưa nhận thức được ý nghĩa điều mình đang học. Nhiều khi, có một số kiến thức còn vượt qua sự hiểu biết của lứa tuổi, khiến cho thời gian nghỉ ngơi và vui chơi của các em trở nên quá ít ỏi. Biết vậy mà nếu đi thi không đạt điểm cao, bài khó không làm được thì dù nuối tiếc tuổi thơ đến mấy, các em vẫn phải đi học thêm và luyện làm bài đến nhuần nhuyễn thì thôi.

2. Thiếu kĩ năng sống cần thiết

Việc học không chỉ bó hẹp trong sách vở ở nhà trường, không chỉ là cách học để nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Vậy mà, các môn học trong chương trình giáo dục đang được đánh giá chưa công bằng khi quá đề cao các môn Toán, Văn, Lí, Hoá,… coi nhẹ các môn Nghệ thuật – Văn hóa và kỹ năng sống. Về lâu dài, các kiến thức hàn lâm sẽ đa phần đều bị rơi rụng hết. Trong khi đó, thứ các em cũng cần quan tâm là kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng đàm phán và thuyết phục,… thì sau này khi trưởng thành lại phải vội vàng trang bị lại.

II. Lí do khiến Lý thuyết vẫn quan trọng đối với Thực hành

1. Không có chuẩn bị sẽ dẫn đến thất bại

Nếu không có lý thuyết định hướng trước thì khi thực hành, trẻ sẽ không biết mình cần phải làm gì. Nó giống như việc trải nghiệm một thứ hoàn toàn mới mà không có sự chuẩn bị nào. Không kiến thức, không phương pháp, không kĩ năng. Khi đó tất cả những gì trẻ có thể làm là nghe theo bản năng, nếu may mắn, chúng thắng, nếu không, tất hẳn sẽ nhận lại thất bại. Thực tế rằng có lí do để trường học phải tập trung vào dạy trẻ em lý thuyết, bởi vì điều lớn nhất nhận lại được là cái tư duy rằng làm bất cứ việc gì cũng phải dựa trên nền tảng khoa học và sự bền bỉ, đầu tư chứ không gì là đủ dễ dàng để không học mà thành công được.

2. Tiến bộ nhanh hơn và tiết kiệm thời gian

Khi làm mà không có lý thuyết về đường lối, người ta gọi là làm mò. Mà đã là mò thì không thể nhanh được. Làm gì cũng vậy, học hỏi không ngừng thì mới theo kịp được với tốc độ thay đổi của thời đại, phải liên tục cập nhật kiến thức mới, cái nhìn mới, phương pháp mới. Chứ cứ chăm chăm vào làm nhưng không phù hợp với những gì xã hội cần, công sức chúng ta bỏ ra cũng chỉ là lãng phí. Vậy nên mới có câu “Học, học nữa, học mãi”, sự am hiểu về điều mình đang làm là động lực để chúng ta tiến bộ hơn mỗi ngày, và để am hiểu, chỉ có cách là ta phải nắm vững kiến thức, bồi đắp cơ sở lý thuyết.

III. Phương pháp hiệu quả nhất là Học cần đi đôi với Hành

1. Nỗ lực từ phía nhà trường

Sau khi bàn bạc và phân tích từ cả hai phía, chúng ta thấy rằng không thể nghiêng về một bên nào quá được. Thiếu đi sự song hành của cả lý thuyết và thực hành đều khó để tiến đến thành công. Đối với việc học trên trường của trẻ, học không chỉ là lưu trữ kiến thức mà cần đi đôi với thực hành để có thể nhớ kỹ hơn, nhớ lâu hơn. Không chỉ có vậy, thực hành khi học cũng tạo cảm giác thích thú, giúp con trẻ có động lực để tìm hiểu các kiến thức hơn. Vì vậy, ngày nay phương châm học đi đôi với hành đã được đề cao hơn hẳn trong các trường học, nhưng việc tiến hành thực hiện thì còn nhiều hạn chế.

2. Sự đồng hành của gia đình

Nhà trường giống như ngôi nhà thứ hai của con trẻ, nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của gia đình. Nhà trường tạo điều kiện để các em được thực hành những kiến thức từ môn học, còn gia đình phải là môi trường dạy các em kĩ năng mềm. Cô giáo có thể nói rằng cư xử lịch sự và văn minh là điều cần làm, không được vứt rác bữa bãi, cần biết chào hỏi bề trên, nhưng ở nhà bố mẹ không nhắc nhở và tạo thói quen cho con thì cũng không có kết quả nào cả. Một lớp với vài chục học sinh trên trường, việc rèn dũa từng em một về kiến thức là đã đủ nặng cho thầy cô, nên để thúc đẩy các em được thực hành kĩ năng mềm thì tốt nhất nên có nỗ lực từ gia đình.

Lời kết: Thực tiễn đã chứng minh được rằng: Sự kết hợp giữa học tập và thực hành sẽ là phương pháp học tốt nhất dành cho con trẻ. Gia Sư Việt hi vọng rằng, trong thời gian tới sẽ có nhiều chương trình học như vậy được dạy tại các trường ở nước ta hơn nữa. Bên cạnh đó, các phụ huynh hãy hỗ trợ con mình rèn luyện các kĩ năng cơ bản ở nhà để các bé lớn lên không chỉ thông minh, uyên bác mà còn linh hoạt và khéo léo trong cuộc sống nữa nhé!

Tham khảo thêm:

♦ 5 sai lầm phổ biến trong cách dạy con hiện nay và giải pháp

♦ Những lợi ích mà hoạt động ngoại khóa mang lại cho con bạn

Top 6 giải pháp thuê gia sư huyện Hoài Đức đảm bảo chất lượng

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088