Phụ huynh nên làm gì khi trẻ Tiểu học không thích môn Toán?

Những con số khô khan, bên cạnh phép tính rắc rối và phức tạp khiến nhiều trẻ Tiểu học không thích môn Toán. Tuy nhiên, đây lại môn học rất quan trọng ở gia đoạn này mà học sinh cần phải tiếp thu tốt. Biết là vậy nhưng bậc cha mẹ gặp vô vàn khó khăn trong quá trình hỗ trợ con mình học môn Toán. Có nhiều lý do để giải thích cho điều này, chủ yếu là chưa hiểu con, thiếu kiên nhẫn và phương pháp sư phạm. Qua bài viết, chúng tôi xin chia sẻ đến phụ huynh một số kinh nghiệm hữu ích giúp trẻ Tiểu học hứng thú và học giỏi môn Toán.

cha-me-phai-lam-gi-khi-tre-tieu-hoc-khong-thich-hoc-toan

1. Dạy trẻ nắm chắc các định nghĩa toán học

Nhiều em không biết làm bài tập với những phép tính đơn giản, nguyên nhân chính là do hổng kiến thức căn bản. Vì vậy, phụ huynh cần dạy con học thuộc định nghĩa, khái niệm quan trọng cũng như các công thức tính toán. Ngoài ra, phải luôn theo sát quá trình học tập của con em mình, nhắc nhở các cháu phải luôn nắm lí thuyết một cách chắc chắn thì bé mới dùng nó và vận dụng để giải bài tập. Khi đó con sẽ dễ dàng giải được những bài toán từ đơn giản đến nâng cao.

2. Kết hợp giữa vui chơi & học tập môn Toán

Việc học Toán sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu như cha mẹ tạo được môi trường học tập thoải mái cho con. Quan trọng là phải kết hợp học mà chơi hiệu quả, phụ huynh có thể lấy những vật dụng quen thuộc hàng ngày trong gia đình hay món đồ chơi, đồ ăn mà trẻ yêu thích rồi cùng con thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia liên quan đến những đồ vật đó. Khi bé đưa ra đáp ứng thì cha mẹ có thể lấy tay vỗ vào tay con và nói “yeah” để tạo động lực. Cách học này giúp các bạn nhỏ cảm thấy thoải mái, không bị áp lực, trẻ Tiểu học sẽ cảm thấy môn Toán không quá khó mà vô cùng gần gũi, từ đó yêu thích bộ môn này hơn.

3. Cho trẻ tham gia các lớp học nhóm với bạn bè

Học nhóm cũng là một trong những bí quyết kích thích tinh thần học tập của con. Lợi ích của việc học nhóm rất nhiều, trong quá trình học, chỗ nào trẻ không hiểu có thể hỏi các bạn trong nhóm. Việc trao đổi kiến thức qua lại sẽ giúp tất cả thành viên trong nhóm hiểu bài thật sâu. Con sẽ cảm thấy luôn có những người bạn đồng hành với mình trong học tập và cảm thấy hứng thú với môn Toán hơn. Mặt khác khi trẻ thấy một bạn nào đó trong nhóm giỏi thì cũng sẽ cố gắng bằng được như bạn ấy, đó là động lực kích thích tinh thần học tập vô cùng hiệu quả.

4. Liên hệ kiến thức Toán với thực tiễn cuộc sống

Áp dụng kiến thức Toán vào thực tiễn là một bí quyết hay, còn gì tuyệt vời bằng việc trẻ có thể tính toán giá cả, số lượng hàng hóa, những thứ gần gũi xung quanh mình. Khi cho con đi chợ hay siêu thị thì cha mẹ có thể đố rất nhiều những câu liên quan đến Toán học, yêu cầu bé phải đưa ra đáp án chính xác trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ mẹ có thể đố con “ 1kg cà gạo giá 25 nghìn đồng, vậy nếu mẹ mua 4 kg gạo thì phải trả bao nhiêu tiền?” hoặc “5 cái kẹo có giá 20 nghìn, vậy 1 cái kẹo có giá bao nhiêu?”. Việc thực hiện những phép tính phép tính gần gũi liên quan đến đời sống sẽ khiến các bạn nhỏ cảm thấy Toán học bổ ích, giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề.

5. Kiên nhẫn và giải thích cho con vai trò Toán học

Cha mẹ cần giải thích cho con tầm quan trọng của Toán học với đời sống cùng như ảnh hưởng của môn này đối với tương lai của trẻ. Ví dụ bố mẹ hỏi ước mơ tương lai của con là gì? Trẻ có thể liệt kê ra rất nhiều, như trở thành bác sĩ, giáo viên, kĩ sư… Bố mẹ giảng giải cho con biết để vào những trường đại học đó thì bé cần có kết quả học tập thật tốt, trong đó môn Toán giữ vai trò chủ đạo. Như vậy trẻ sẽ sớm hình thành tư duy phải học thật giỏi môn Toán để biến ước mơ trở thành hiện thực.

Nhiều phụ huynh khi thấy con bị điểm kém môn Toán là quay sang đánh, mắng bé, điều này hoàn toàn phản giáo dục. Thay vào đó, cha mẹ cần phải động viên, khích lệ để trẻ mạnh mẽ đứng dậy, vượt lên mọi khó khăn. Bố mẹ biết lắng nghe trẻ xem vì sao con không thích học Toán, khi tìm ra được nguyên nhân thì mới tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trên hiệu quả. Hằng ngày anh chị nên dành chút thời gian để kèm các cháu học, sự quan tâm của cha mẹ chắc chắn sẽ khiến trẻ cảm thấy ấm áp và cố gắng chăm chỉ học tập, yêu thích môn Toán và đạt được kết quả cao.

Thông tin hữu ích:

Phương pháp giáo dục con trẻ tự lập và không ỷ lại vào ba mẹ

♦ Gia Sư Lớp 1 Giỏi Dạy Kèm Môn Toán, Tiếng Việt 1 Tại Hà Nội

♦ Gia Sư Lớp 2 Giỏi Dạy Kèm Môn Toán, Tiếng Việt 2 Tại Hà Nội

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088