Phương pháp dạy học truyền thống: Thầy đọc – trò viết, thầy nói – trò nghe mang tính áp đặt tư duy khiến học sinh nhàm chán, không phát huy khả năng sáng tạo. Đặc biệt là đối với môn Toán, lượng kiến thức nhiều và khó, mỗi bài tập thường có nhiều cách giải. Bộ giáo dục khuyến khích giáo viên giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm nhằm giúp các em tiếp thu nhanh, hiệu quả. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy môn Toán theo hướng học sinh chủ động tương tác và sáng tạo rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết để thầy cô tham khảo.
1. Mục đích khi đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
- Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Phát triển năng lực hành động cho học sinh sinh thông qua hoạt động nhóm như: Rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Đổi mới quan hệ giữa thầy và trò giúp các em phát triển toàn diện, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Khắc phục lối dạy học truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ công thức Toán một cách máy móc. Từng bước chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực.
2. Cơ sở kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
- Đánh giá được năng lực, cở sở vật chất, trang thiết bị đang có để lựa chọn phương pháp dạy học môn Toán thích hợp.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
- Giáo viên phải lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng làm căn cứ để tổ chức hoạt động dạy – học và ra đề kiểm tra, đánh giá cho phù hợp.
3. Nội dung kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng mô hình lớp học trực tuyến, phát huy những ưu điểm của phương pháp học truyền thống. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, câu hỏi phải hợp lí, tập trung vào trọng tâm bài dạy. Giáo viên cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng trong dạy học, sử dụng các phượng tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ các bài thực hành Toán, liên hệ thực tế phù hợp giúp tăng hứng thú học tập, mong muốn tìm hiểu, khám phá cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh phải được thực hiện trong suốt quá trình học tập để động viên, khuyến khích học tập của học sinh. Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Khắc phục hạn chế của phương pháp truyền thống đọc – chép, học sinh học thụ động. Trong quá trình giảng bài môn Toán, giáo viên có thể diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi ngay từ đầu năm học, thường xuyên quan tâm đến các đối tượng, đặc biệt học sinh yếu kém.
Kết luận: Phương pháp dạy học môn Toán giúp học sinh nhanh tiếp thu phải đạt tới mục tiêu là đánh giá chính xác, công bằng, khách quan trình độ học vấn của học sinh. Vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc đẩy đổi mới cách tiếp cận môn Toán, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần học tập cho học sinh. Hi vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp và chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp ích cho thầy cô và các bạn.
Tham khảo thêm:
♦ Sự khác biệt trong cách dạy Toán của giáo viên Mỹ và chúng ta
♦ Bí quyết tự ôn luyện thi môn Toán lớp 12 hình thức trắc nghiệm
Để lại bình luận