Phương pháp để nhớ lâu Bảng tuần hoàn Hóa học hiệu quả

Nhiều học sinh ngán học môn Hóa bởi vì nó có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Thế nhưng, không khó để học tốt môn này nếu như hiểu bản chất hiện tượng Hóa học, nắm vững nội dung cơ bản đã được học, cân bằng phương trình phản ứng đúng để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới. Ngoài ra còn thuộc lòng các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn hóa học. Nếu bạn nào học hoài, học mãi mà không thể nào thuộc nổi các nguyên tố trong Bảng thì hãy thử tham khảo chia sẻ dưới đây nhé.

phuong-phap-hoc-thuoc-bang-tuan-hoan-hoa-hoc

I. Mẹo học thuộc lòng các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hóa học

Có nhiều bạn thường bỏ qua các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn Hóa học vì nó rất khó nhớ và không thể thuộc lòng. Nguyên nhân là chưa cách thức học theo vần điệu để có thể nhớ dể dàng và kết hợp thêm trải nghiệm qua nhiều bài tập. Thuộc Bảng tuần hoàn sẽ giúp học sinh giải quyết được tất cả những gì liên quan đến môn Hóa nhanh hơn. Mẹo học nhanh Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học chuyện tưởng như đùa nhưng thật ra rất hiệu quả.

Nhóm IA: Hi rô, li, na, không, rời bỏ, cộng sản, Pháp. ( H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr )

Nhóm IIA: Banh, miệng, cá, sấu, bẻ, răng. ( Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra )

Nhóm IIIA: Ba, anh lấy, gà, trong, tủ lạnh. ( B, Al, Ga, In, Tl )

Nhóm IV: Chú, sỉ, gọi em, sang nhậu, phở bò. ( C, Si, Ge, Sn, Pb )

Nhóm V: ni cô, phàm tục, ắc, sầu, bi. ( N, P, As, Sb, Bi )

Nhóm VI: ông, say, sỉn, té, bò. ( O, S, Se, Te, Po )

Nhóm VII: Phải, chi, bé, yêu, anh. ( F,Cl,Br,I,At )

Nhóm VIII: Hằng, nga, ăn, khúc, xương, rồng. ( He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn )

II. Hướng dẫn giải bài tập môn Hóa liên quan đến Bảng tuần hoàn

Bài tập nắm được tên gọi hay nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên: Tên thông thường, tên quốc tế) của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Chúng tôi đưa ra quy trình bốn bước giúp bạn xử lý dạng bài tập như vậy ổn nhất.

1. Thuộc lòng lí tính

Thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

2. Hiểu về cấu tạo

Biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

3. Nhớ rõ hóa tính

Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó. Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.

4. Cách điều chế

Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế. Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

Kết luận: Đối với Bảng tuần hoàn Hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi. Ngoài ra, Gia Sư Việt xin giới thiệu đội ngũ giáo viên, sinh viên dạy Hóa giỏi và tâm huyết giúp quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo khi cần đến sự hỗ trợ trong qua trình học tập môn Hóa.

Tham khảo thêm:

Cách nhớ các Điều kiện, Chất xúc tác trong phản ứng Hóa Học

Các giải pháp cân bằng Phương trình Hóa học nhanh, chính xác

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088