Sự khác biệt giữa chủ động và bị động trong việc học của trẻ

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại cũng từ đó mà gia tăng. Trẻ em lại càng có nhiều phương tiện để giao lưu, kết nối và giải trí. Từ đó, việc học tập trở nên không còn thú vị và thu hút chúng nữa. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số những đứa trẻ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến. Vì thế, bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho các bậc phụ huynh biết rằng liệu con mình có đang chủ động hay vẫn đang có suy nghĩ bị ép buộc và ỷ lại trong việc học tập. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm để đồng hành giúp trẻ học tập tốt hơn.

su-khac-biet-giua-chu-dong-va-bi-dong-trong-viec-hoc-cua-tre

1. Khái niệm chủ động và bị ép buộc trong học tập

Chủ động học tập là thói quen của một con người, được tôi luyện và rèn giũa bằng ý chí tự giác. Dù bài tập khó hay không vẫn quyết định thực hiện nó cho bằng được, không ngại khó khăn để vượt qua nó và đạt kết quả tốt. Ví dụ: bạn A cứ mỗi tối sau khi ăn cơm xong, luôn tự giác ngồi vào bàn học lúc 8 giờ tối mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.

Còn bị ép buộc học là việc một người bị một cá nhân khác thúc giục, răn đe, sử dụng những biện pháp cưỡng chế để khiến người này phải học tập, việc này không xuất phát từ ý muốn và sự tự nguyện. Ví dụ: bạn B khi ở lớp thường nói chuyện riêng và không chịu làm bài tập, cô giáo của B phải dùng thước kẻ đập mạnh vào bàn để tạo sự chú ý và yêu cầu làm bài thì B mới làm.

2. Khác biệt giữa chủ động và bị ép buộc trẻ học

Nhận thức về việc học

Đối với trẻ chủ động học: Trong suy nghĩ của mỗi đứa trẻ này thì việc học tập chính là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Việc học không chỉ đem lại kiến thức trên sách vở mà còn có thể áp dụng thành những bài học về đời sống đầy bổ ích. Chúng sẽ tự biết khả năng, sức học đến đâu và luôn tự hỏi sức học ấy có đạt được mục đích mà mình đặt ra hay không, để từ đó cố gắng vươn lên. Không chỉ thế còn luôn có mục tiêu và xác định rõ cho mình kiến thức cần phải đạt được đồng thời nỗ lực học tập rèn luyện và nghiêm túc thực hiện nó.

khac-biet-ve-nhan-thuc-giua-tre-chu-dong-va-bi-ep-buoc-hoc

Đối với trẻ bị ép buộc học: Đối tượng này căn bản thường rất ít hoặc không hề có bất kỳ nhận thức nào về việc học tập, tầm quan trọng của nó cũng như không quan tâm kiến thức của mình đến đâu. Mong muốn phấn đấu hay việc tranh đua và nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập là không hề ảnh hướng đến chúng. Tâm lý đối phó ngày càng lớn dẫn đến việc ỷ lại. Trong suy nghĩ của đối tượng này thì dường như học chỉ để đối phó dẫn đến sự coi thường việc học và chỉ học cho qua để làm hài lòng ông bà, bố mẹ.

Trạng thái tâm lý

Đối với trẻ chủ động học: Trạng thái tâm lý là động thái tác động rất sâu đến mỗi lớp trẻ. Nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự thành công trong học tập. Người học phải cảm thấy hứng thú và có thái độ nghiêm túc thì mới tạo ra động lưc để vượt qua khó khăn, để không cảm thấy nhàm chán. Tất nhiên khi chủ động học tập thì việc học trở nên vô cùng đơn giản. Tâm lý thoải mái với tinh thần tự nguyện sẽ khiến trẻ tập trung tốt hơn, tư duy cao hơn, có sự say mê lớn hơn đối với các môn học.

Đối với trẻ bị ép buộc học: Đối với dạng trẻ này thì tâm lý thường rất khó nắm bắt và kiểm soát. Khi bị ép buộc quá lớn đến mức không thể chịu được, tâm lý của chúng đa phần nảy sinh việc chán học, không thích học và không hề có thái độ nghiêm túc với việc học nữa. Với tháng độ luôn không hài lòng, không hợp tác cộng với cảm xúc khó chịu khi bị người khác thúc giục sẽ dẫn đến trạng thái tiêu cực. Từ đó rất có thể khiến trẻ bị trầm cảm và vấn đề này rất đáng lo ngại mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm.

Khả năng giải quyết vấn đề

Đối với trẻ chủ động học: Nếu chủ động nghiên cứu và học tập thì khả năng giải quyết vấn đề khi đứng trước một bài toán khó, hay bất kỳ bài tập nào cần phải tư duy, cần sử dụng đến bán cầu não trái thì đối tượng này sẽ thực hiện và hoàn thiện nó vô cùng nhanh chóng. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì hàng ngày việc tư duy được diễn ra với tần suất lớn trong tinh thần chủ động. Tinh thần tự học giúp nắm bắt kiến thức sâu rộng hơn. Cho nên, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề là vô cùng nhạy bén.

su-khac-biet-trong-kha-nang-giai-quyet-van-de-cua-tre

Đối với trẻ bị ép buộc học: Khả năng giải quyết vấn đề của đối tượng này vốn dĩ không hẳn là thua kém với đối tượng chủ động. Vì khi sinh ra bán cầu não của chúng ta đã được cấu tạo khá khác nhau. Dù lười biếng và bị ép buộc học nhưng chỉ số thông minh của họ vẫn đạt ở ngưỡng cao thì việc giải quyết vấn đề vẫn diễn ra được nhanh chóng. Tuy nhiên vì không được mài giũa, tôi luyện và thích ứng hàng ngày, khả năng giải quyết vấn đề sẽ không hoàn hảo mà chỉ dừng lại ở mức 72%.

Trong kết quả học tập

Đối với trẻ chủ động học: Như đã biết, kết quả học tập sẽ tỷ lệ thuận với sự chủ động và chăm chỉ học tập của mỗi người. Khi chủ động tìm tòi học hỏi, việc ghi nhớ kiến thức sẽ dễ dàng hơn và có thể vận dụng nó một cách hữu hiệu trong bất kể bài làm nào. Đối tượng này thường đánh giá cao kết quả học tập và luôn chú trọng tìm cách để đạt được những kết quả cao nhất. Do vậy, chủ động học sẽ giúp con người phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin, phân tích và tổng hợp dung lượng kiến thức phù hợp, từ đó mà kết quả học tập trở nên tốt hơn.

Đối với trẻ bị ép buộc học: Hầu hết những bạn nhỏ bị ép buộc học tập mỗi ngày, mục đích duy nhất của các bậc phụ huynh là để đạt được điểm cao với thành tích tốt. Mặc dù vậy, đối tượng này thường rất thụ động.Việc suy nghĩ chỉ học để cho qua, mang tính chất đối phó nên thường không biết tiếp cận, không có ý thức học tập. Kết quả là từ năm này sang năm khác việc học chỉ giới hạn ở chỗ học tủ, sử dụng các phương tiện để copy hay nhìn bài các bạn trong mỗi quá trình kiểm tra. Lâu dần khi lên những cấp bậc cao hơn, kết quả học tập sẽ vô cùng tồi tệ.

3. Những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên

Nguyên nhân cơ bản của sự khác biệt nổi cộm trong hai đối tượng trên đó là sự thiếu quan tâm từ phía thầy cô, gia đình đến các bạn nhỏ. Việc nắm bắt tâm lý của trẻ còn yếu kém, qua loa và không thực sự chủ động dẫn đến người lớn thường ép buộc các bạn làm theo một khuôn và định hướng cho các bạn những mục tiêu mà mình hướng đến chứ không phải là các con hướng đến. Quá trình học tập với mô hình không lôi cuốn cũng khiến các em chán nản. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự hình thành tố chất của các em sau này.

nguyen-nhan-dan-den-khac-biet-trong-hoc-tap-o-tre

Việc nuôi dạy trẻ thế nào cũng là một nguyên nhân góp phần tạo nên sự khác biệt, bởi nếu những gia đình dạy con nên tự lập từ nhỏ, biết lắng nghe những suy nghĩ xuất phát từ mong muốn của con, thì chúng sẽ cảm thấy bố mẹ như là những người bạn. Vì thế mà không tạo nên áp lực, rào cản trong gia đình khiến các bạn sẽ tự nguyện học tập. Còn khi người lớn luôn la mắng phải làm này làm kia, phải đạt kết quả thế nào, nỗ lực ra làm sao sẽ khiến trẻ khó chịu và luôn tìm cách đối phó.

4. Giải pháp giúp con bạn chủ động trong học tập

  • Tôn trọng sự lựa chọn và sở thích đúng với lứa tuổi của các con.
  • Cần có những phần thưởng hay lời động viên con khi đạt điểm tốt.
  • Tham gia những khóa học làm cha mẹ tích cực để cư xử phù hợp với trẻ.
  • Phụ huynh cần phải gần gũi, chia sẻ và yêu thương nhiều hơn với con mình.
  • Nhẹ nhàng chỉ bảo, không dùng vũ lực hay nặng lời gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Lời kết: Trên đây là sự khác biệt cơ bản nhưng cũng vô cùng cần thiết từ sự chủ động và bị ép buộc học của trẻ mà phụ huynh nào cũng cần phải biết. Hơn bao giờ hết, đừng biến việc học tập trở thành kẻ thù của các con. Từ những trao đổi thiết thực trên, Gia Sư Việt mong muốn các bậc phụ huynh phần nào có được nhận thức nhất định về việc học tập. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ qua số 096.446.0088 – 090.462.8800 để được tư vấn và giải đáp chi tiết. Trân trọng cảm ơn!

Tham khảo thêm:

Những ưu điểm nổi bật của trường Tiểu học Nam Trung Yên

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ Tiểu học không thích môn Toán?

Top 10 trung tâm gia sư tại quận Cầu Giấy đảm bảo chất lượng

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088