Học sinh Tiểu học cần trang bị những kĩ năng sống nào?

Từ Mẫu giáo để lên bậc Tiểu học là một sự thay đổi rất lớn về môi trường học tập cũng như các tác phong, kĩ năng cần thiết. Ngày nay, bên cạnh kiến thức trong sách giáo khoa thì kĩ năng sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Có được những kĩ năng này giúp các em hòa nhập nhanh với môi trường sống, học tập và vui chơi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về kĩ năng sống đối với học sinh Tiểu học, qua đó phụ huynh tham khảo và biết cách trang bị đầy đủ cho con mình.

hoc-sinh-tieu-hoc-can-trang-bi-ki-nang-song-nao

1. Kĩ năng làm việc nhóm

Một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng với trẻ Tiểu học đó chính là khả năng làm việc nhóm. Bé cần học cách hòa đồng, cùng đóng góp ý kiến của mình với nhóm để xây dựng một nhóm đoàn kết. Khi làm việc nhóm, trẻ học được cách lắng nghe ý kiến của người khác, biết cách trình bày, giải thích những quan điểm của mình để các thành viên còn lại hiểu. Trên thực tế có rất nhiều trẻ khi làm cá nhân rất tốt nhưng kém kĩ năng hoạt động nhóm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của nhóm cũng như sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vậy nên, ngay từ khi bậc Tiểu học, cha mẹ cần dạy con kĩ năng học nhóm, làm việc nhóm sao cho thật hiệu quả nhất.

2. Kĩ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt cũng là một trong những kỹ năng sống quan trọng cần thiết mà cha mẹ cần trang bị cho con khi con bước vào môi trường Tiểu học. Chỉ có sự giao tiếp tự tin, thông minh mới giúp con hòa đồng với bạn bè, thầy cô, có được những người bạn tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó thì cha mẹ cần dạy con phải biết chào hỏi người lớn, biết cách cảm ơn khi ai đó giúp mình và biết nói xin lỗi khi làm sai. Giao tiếp tốt là chìa khóa để giúp trẻ có được thiện cảm từ mọi người xung quanh. Hình thành được kĩ năng này ngay từ nhỏ sẽ hỗ trợ trẻ phát triển trong tương lai, trở thành người giao tiếp lưu loát, lịch sự và thông minh.

3. Kĩ năng tự lập

Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể bên cạnh để chăm sóc trẻ từng chút một, chính bởi vậy mà cha mẹ cũng cần dạy con phải học cách tự lập trong cuộc sống. Với những việc nhỏ, đơn giản như dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân, tự giác học tập, soạn sách vở tới trường, đi bộ học một mình (nếu nhà gần) thì trẻ đều có thể làm. Nếu bố mẹ chiều chuộng, bao bọc con quá mức sẽ khiến con trở nên lười biếng và thụ động, tính cách của con sẽ trở nên khó chịu, khi gặp những khó khăn con sẽ dễ dàng chán nản và bỏ cuộc. Khi trẻ tự lập thì bố mẹ sẽ không cần lúc nào cũng phải lo lắng con có bị sao không mà hoàn toàn yên tâm làm việc. Tự lập giúp trẻ mau chóng trưởng thành, có bản lĩnh và kết quả học tập chắc chắn cũng sẽ tốt hơn.

4. Kĩ năng xử lí tình huống

Thực tế cuộc sống có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra với trẻ, nếu trẻ không được trang bị những kiến thức hay kĩ năng cần thiết thì rất khó có thể vượt qua. Bố mẹ cần bắt trẻ phải ghi nhớ số điện thoại bố mẹ, địa chỉ nhà, tên và địa chỉ trường để phòng trường hợp trẻ đi lạc, cha mẹ cần dạy con cách xử lí vết thương khi chẳng may bị ngã, đứt tay chảy máu, dạy trẻ phải biết gọi người lớn khi có kẻ xấu định tiếp cận… Rất nhiều những nguy cơ có thể xảy ra bởi vậy việc trang bị những kĩ năng xử lí tình huống khẩn cấp là không thể thiếu để giúp trẻ luôn được an toàn.

5. Kĩ năng quản lí thời gian

Một ngày đều có 24 tiếng để học tập, làm việc và ngơi, tuy nhiên có người kiểm soát thời gian của mình hiệu quả, có người lại không, dùng thời gian vào những việc vô bổ. Cha mẹ cần nhận thấy tầm quan trọng của thời gian và dạy trẻ cách biết quản lí thời gian. Ví dụ cha mẹ có thể giúp con phân chia thời gian biểu học tập và vui chơi. Không nên cho trẻ chơi quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, mặt khác nếu trẻ sử dụng máy chơi game điện tử, xem phim nhiều cũng ảnh hưởng đến thị lực. Việc quản lí thời gian giúp trẻ cân bằng cuộc sống, hình thành được thói quen tiết kiệm thời gian, dùng thời gian vào những việc có ích để nâng cao sức khỏe cũng như bồi đắp trí tuệ cho bản thân.

ki-nang-quan-ly-thoi-gian

Lời kết: Việc giáo dục, xây dựng cho trẻ Tiểu học những kĩ năng sống là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh hiện nay chưa nhận thức được điều đó, vẫn có tư tưởng bắt con học nhồi nhét kiến thức trong sách vở để có thể đạt điểm cao. Trang bị cho học sinh Tiểu học những kĩ năng sống không chỉ giúp các em trưởng thành hơn, có thái độ sống tích cực, lạc quan và được niềm tin yêu từ mọi người xung quanh. Hi vọng với những thông tin mà bài viết đã trình bày trên đây, phụ huynh có thể tham khảo, vận dụng để dạy con mình phát triển toàn diện cả về kĩ năng sống và trí tuệ.

Tham khảo thêm:

Các phương pháp rèn luyện tư duy Logic hiệu quả cho trẻ

5 sai lầm phổ biến trong cách dạy con hiện nay và giải pháp

Làm thế nào để trẻ Tiểu học yêu thích và học tốt môn Địa lí?

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088