Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên giỏi môn Địa lí

Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và cả những hoạt động Kinh tế – Xã hội của con người trên đó. Môn Địa lí vốn bị coi là môn phụ trong các trường học nhưng với học sinh THPT thì đây có thể là môn thi tốt nghiệp hoặc đại học của nhiều em. Vì vậy, giáo viên bộ môn này cần chú trọng tới hiệu quả truyền đạt kiến thức tới các em học sinh ở bậc học này. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ bài viết của giáo viên giỏi môn Địa lý tới các bạn.

kinh-nghiem-giang-day-cua-nguoi-thay-day-dia-li-lau-nam

1. Tầm quan trọng của bộ môn Địa lí

Có thể thấy, kiến thức Địa lí rất có hữu ích trong cuộc sống thực tế thường ngày. Là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên kiến thức không khó dung nạp. Điều quan trọng là người giáo viên cần biết khơi gợi sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Bởi đây là môn học thú vị, những kiến thứ Địa lí là kiến thức thực tế. Học giỏi địa lí cũng có nghĩa là giỏi về nhiều kiến thức xã hội cần thiết ở ngoài đời sống vẫn thường gặp.

Là giáo viên bộ môn Địa lí, chắc chắn bạn phải là người yêu thích và đam mê bộ môn này thì mới chọn theo đuổi nó đến cùng. Vậy nên, đừng để niềm đam mê của mình trôi đi vô nghĩa khi mà cứ dập khuôn theo một giáo án mẫu mà hiệu quả đối với học sinh thì chẳng bao nhiêu. Cũng đừng để môn học thú vị này bị lãng phí đối với thời gian của các em học sinh khi còn đang trên ghế nhà trường. Hãy biết tạo hứng thú để các em cũng đam mê tìm hiểu những kiến thức Địa lí và làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.

2. Kinh nghiệm của những người đi trước

Mỗi thời điểm có những cách dạy học khác nhau nhưng tựu chung lại, dù là phương pháp nào thì cũng hướng trọng tâm đến các em học sinh. Làm sao để kiến thức truyền đạt đến học sinh được tiếp nhận hiệu quả nhất. Là môn học không quá khó nên đừng đừng để học sinh của mình đạt điểm quá kém ở bộ môn này theo một cách khách quan. Hiện nay, khi học trò có quá nhiều thứ để quan tâm ngoài sách vở thì việc gây hứng thú học và học tốt bộ môn Địa lí không hề dễ dàng. Nhưng cũng không phải không làm được khi mà có rất nhiều giải pháp tích cực giáo viên có thể áp dụng được.

3. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy

Phương pháp đổi mới hiện nay được nhiều giáo viên áp dụng là: Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; còn học sinh cần tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kỹ năng trong giảng dạy để có thể làm tốt vai trò tổ chức cho học sinh. Nhưng quan trọng nhất là phải làm tốt những định hướng sau:

  • Có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
  • Khuyến khích học sinh tự học, tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
  • Tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Giáo viên đóng vai trò là nhà tâm lý học để đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học trò

4. Luôn lấy học sinh làm trung tâm

Áp dụng phương pháp đổi mới học tập ở các nước tiên tiến thì giáo viên cần phải hướng học sinh trở thành chủ thể hành động để lĩnh hội kiến thức. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển cho học sinh được học tập tự giác, chủ động và sáng tạo. Lúc này, giáo viên không còn là nguồn cung cấp thông tin duy nhất, mà phải là người tổ chức, chỉ đạo và điều khiển quá trình học tập của học.

5. Rèn luyện giọng điệu khi giảng bài

Giọng nói của giáo viên có tầm ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả truyền đại kiến thức. Học sinh thường không thích nghe những thầy cô có giọng giảng bài đều đều, không cần biết dưới lớp đang xảy ra chuyện gì vẫn cứ việc mình mình nói. Còn hiệu quả thì không thấy đâu. Không phải ai cũng bẩm sinh có giọng nói hay nhưng cách nói truyền cảm và có hiệu lực đối với người nghe thì ai cố gắng đều có thể làm được. Người giáo viên không chỉ phải có giọng điệu vừa phải, viết lên xuống giọng ở những chỗ cần thiết và đặc biệt là phải quan tâm đến cảm xúc của học sinh khi nghe giảng.

6. Cung cấp kiến thức đủ tất cả học sinh

Coi học sinh là trung tâm của hoạt động: Luôn hướng đến người học và tất cả vì người học. Giáo viên phải biết là cần đem đến cho người học cái mà họ cần chứ không phải đưa cho họ cái ta có. Không nên phô trương kiến thức mà mình biết. Hãy đơn giản hóa bài giảng của mình nhưng phải bám sát mục tiêu của bài học để việc dạy học không di chệch hướng.

Ứng dụng các công cụ dạy học hiệu quả: Môn Địa lý không cần nói quá nhiều về lý thuyết mà cần phải cho học sinh trải nghiệm thực tế qua việc làm bài tập với bản đồ, Atlat Địa lí… Qua đó, giúp học sinh có những trải nghiệm tốt nhất để nắm bắt kiến thức đã được truyền thụ. Hoặc có thể sử dụng các giải pháp hữu hiệu như: Hình ảnh, video… để tăng hiệu quả việc dạy học cho học sinh.

7. Nâng cao hiểu biết, cập nhật thông tin

Thông tin luôn cần cho cuộc sống đặc biệt đối với dạy học Địa lí trong khi đó sách giáo khoa không thể đáp ứng hết. Hệ sinh thái và toàn thể trái đất đang thay đổi từng ngày, có thể ở thời điểm sách giáo khoa xuất bản, bản đồ thế giới hoặc bầu khí quyển như vậy nhưng đến thời điểm hiện tại thì nhiều thứ có thể thay đổi. Ví dụ như: Có thêm những hòn đảo nhân tạo hay nước biển dâng làm mất đi cả một vùng đất liền cũng làm thay đổi bản đồ thế giới; Có nước nào mới đổi tên hay quốc kì hoặc có thể chia tách, sát nhập… tất cả đều phải được cập nhật để cung cấp cho học sinh những kiến thức thực tế nhất.

Tìm hiểu thêm:

Kỹ năng giáo viên cần trang bị để dạy tốt bộ môn Sinh Học

♦ Giải pháp giúp cho học sinh THPT tiếp thu tốt môn Tiếng Anh

Tại sao cần định hướng phương pháp học ngay khi vào lớp 10?

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088