Ngữ Văn rất quan đối với học sinh trong trường bên cạnh các môn khác như Toán, Anh, Lý, Hóa… Khi đã đi làm, nắm vững những kiến thức Văn học còn giúp chúng ta giao tiếp tốt, tự tin. Chính vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều rất chú trọng tới điểm số môn Văn. Tuy nhiên, không phải bạn cũng có thể dễ dàng tiếp thu bởi cách giảng dạy một chiều khá nhàm chán như hiện nay. Điều này khiến nhiều em chủ yếu chỉ học vẹt để đối phó mà thiếu cảm hứng với bộ môn này. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp các em học tập, tiếp thu môn Ngữ Văn hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Soạn bài hoặc làm bài tập về nhà trước khi đến lớp
Đây cũng là yêu cầu của hầu hết các giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng và tất cả các bộ môn khác nói chung. Tuy nhiên, đa số học sinh đều bỏ qua lời gợi ý này. Thực tế đây là một việc cần thiết vì soạn bài trước ở nhà, học sinh sẽ nắm được bài trước sau đó nếu có gì không hiểu sẽ ghi chú lại. Đến khi nghe giảng trên lớp, các em sẽ không bị lúng túng vì đã được chuẩn bị trước. Chủ động nghe giảng kỹ phần mình chưa hiểu hoặc có thể hỏi thêm giáo viên và bạn bè sau tiết học. Đây là bí quyết đầu tiên và đơn giản nhất để học tốt bộ môn Ngữ Văn.
2. Nắm nội dung cơ bản một chuyên đề hay tác phẩm
Các em cần phải nắm được nội dung cơ bản của mỗi chuyên đề hay tác phẩm riêng biệt. Việc soạn bài trước ở nhà cũng góp phần hổ trợ cho phương pháp này. Lúc soạn bài ở nhà, học sinh nên cố gắng tìm ra nội dung chính của bài học đó, ghi chú lại. khi được nghe giáo viên giảng lại lần nữa trên lớp, cố gắng lắng nghe xem liệu những ghi chú của mình có đúng hay không. Nếu đúng thì các em sẽ như được học thuộc thêm một lần nữa, còn nếu mình soạn sai cũng chẳng sao. Cũng bởi vì chúng ta thường có xu hướng nhớ những điểm sai nhanh hơn và lâu hơn.
Ngoài ra, học sinh có thể sử dụng phương pháp hỗ trợ khác như vẽ sơ đồ tư duy, học mẹo,… để nhớ các ý chính trong những tác phẩm Văn học. Điều đó sẽ giúp bạn không nhầm lẫn giữa các tác phẩm với nhau hay nhân vật trong cùng một tác phẩm. Bên cạnh đó, việc nắm được nội dung chính cũng giúp cho chúng ta dễ dàng triển khai những ý mới. Và hơn hết, những hiểu biết cơ bản về một chuyên đề hay tác phẩm Văn học rất hữu ích cho quá trình phân tích, nghị luận Văn học sau này.
3. Chăm chỉ đọc sách và cập nhật thông tin đại chúng
Một khó khăn dễ thấy nhất ở một nhóm học sinh đó là thiếu có vốn từ để diễn đạt mặc dù trong đầu có rất nhiều ý hoặc hiểu nội dung của bài văn nhưng lại không biết thể hiện như thế nào. Nguyên nhân ở đây là do các em chưa rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Với những ai có sẵn trí thông minh ngôn ngữ thì việc diễn đạt không gây khó khăn. Giải quyết tình trạng gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ để diễn đạt thì chỉ có một cách để khắc phục là đọc sách thật nhiều.
Việc đọc rất quan trọng, chỉ có chăm đọc chúng ta mới nắm được nội dung chính của tác phẩm. Tuy nhiên, không phải cứ suốt ngay cầm cuốn sách lên, chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ một. Cách đó rất thụ động và chỉ khiến chúng ta càng thêm khó tiếp thu kiến thức và tạo ra tâm lý càng chán nản. Mỗi ngày bạn có thể bỏ ra khoảng 30 phút để đọc lại các tác phẩm Văn học hay cập nhật thông tin đại chúng trên báo, tạp chí. Theo kinh nghiệm, đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra.
Muốn rèn luyện thói quen đọc sách, báo, tạp chí nên đọc từ những truyện ngắn trước, sau đó thỉnh thoảng đọc những truyện dài. Việc đọc sách không những giúp mở mang kiến thức mà sau một thời gian, các em sẽ thấy vốn từ của mình được cải thiện đáng kể. Đây là thói quen không phải ai cũng làm được, tuy nhiên nó là một bí quyết rất hay và đáng thử để học tốt bộ môn Ngữ Văn này.
4. Tạo niềm yêu thích và hứng khởi với môn Ngữ văn
Yếu tố tâm lý quyết định hành động của học sinh, nhiều bạn ngại học và bỏ bê môn Văn chỉ vì suy nghĩ: Không có năng khiếu, hứng thú, nhanh chán,… sẽ cản trở rất nhiều. Thay vào đó, bản thân hãy tự nhủ rằng: “ Người khác học được mình cũng học được ”. Không giống các môn học Tự nhiên khác như Toán, Lý, Hóa, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết. Để yêu thích môn Văn hay bất kỳ môn học nào khác, bạn cần tạo cho mình những suy nghĩ tích cực.
Học tập và tiếp thu Ngữ Văn là một quá trình khám phá từ từ, đừng học khi tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc. Không vì điểm số hay đối phó mà hình thành nên tâm lý căng thẳng bởi như vậy bạn sẽ chẳng cảm nhận được cái hay của Ngữ Văn. Nếu chủ động thực hiện các bí quyết như trên, chắc chắn các em sẽ không còn cảm thấy môn Văn nhàm chán nữa. Hãy học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự, lúc đó bạn sẽ thấy việc học Ngữ Văn khá dễ dàng và hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà nó mang lại.
Ví dụ: Bạn hãy thử đọc một tác phẩm rồi cảm nhận mình là nhân vật trong câu truyện. Sau đó ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn dù nó có đúng với khuôn khổ từ trước đến nay hay không. Đôi khi một chút hứng khởi, sáng tạo ngoài lề lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và được đánh giá cao hơn. Xin chúc các bạn vận dụng những lời khuyên trên một cách hợp lý, bởi vì nó được tổng hợp từ những kinh nghiệm của người đi trước đảm bảo rất hữu ích cho bạn đấy.
Tham khảo thêm:
♦ Bạn có bất ngờ khi “Bài hát” xuất hiện trong đề thi Ngữ văn?
♦ Những lợi ích sát sườn trong việc soạn văn trước khi tới lớp
♦ Khái niệm và cách sử dụng các loại văn bản trong Văn học Việt
Để lại bình luận