Cách học giỏi môn Văn lớp 10, 11, 12 dành cho học sinh THPT

Để học tốt môn Toán, Lý cần tố chất thông minh và tư duy logic, Sử, Địa yêu cầu sự chăm chỉ cùng tư duy khoa học. Với môn Văn, bạn còn thêm cái duyên, sự sâu sắc trong tâm hồn. Không có nhiều điểm khác biệt trong cách học Văn ở lớp 10, lớp 11 hay lớp 12 bậc THPT. Nếu ngay từ lớp 10, bạn đã xác định cho mình niềm yêu thích và cố gắng học thập, thì khả năng giành “điểm 10” Ngữ văn trong các kỳ thi quan trọng như THPT quốc gia sẽ rất cao. Ngoài ra, những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để học giỏi môn Văn lớp 10, 11, 12.

cach-hoc-gioi-van-lop-10-11-12-danh-cho-hoc-sinh-THPT

1. Muốn học giỏi Văn phải “dám chủ động”

Sở dĩ hiện nay nhiều bạn lớp 10, lớp 11, lớp 12 “sợ” môn Văn trước hết bởi vì các bạn học Văn hầu hết là học với tâm lý “học để thi”, học thuộc lòng, dạy đọc – chép. Điều đó dẫn đến sự lười nhác tư duy Văn học và nếu có tìm tòi khám phá thì lại e ngại, không dám bộc lộ thực cảm xúc của mình. Chính suy nghĩ lo lắng rằng mình không đủ khả năng đã cản trở sự chủ động của bạn đối với môn Văn. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý… khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

Do đó, thay vì tự ti, bạn hãy có niềm tin rằng mình có khả năng để học tốt môn Văn, đó chính là chìa khóa vàng để bạn chủ động hơn, đam mê hơn trong hành trình khám phá môn học. Thêm nữa, bạn cần cách học chủ động, phải biết đối thoại với thầy cô. Lứa tuổi học sinh THPT đã có thể làm chủ suy nghĩ của mình, đôi khi cách cảm nhận của thầy cô về câu thơ, bài văn nào đó không hợp với cảm nhận của mình, bạn có thể trình bày một cách thẳng thắn, chân thực. Chắc chắn thầy cô sẽ đánh giá rất cao những học sinh có chính kiến như vậy.

2. Đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo

Trả lời về bí quyết học giỏi môn Văn, bạn Trần Anh Đức lớp 12 Văn trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, giành giải Nhất môn Văn trong kỳ thi HSG Quốc gia năm 2012 đã chia sẻ rằng: “Thực ra thì mình cũng không có bí quyết gì cao siêu cả. Nhưng kinh nghiệm của mình là đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo. Không ai là người giỏi ngay từ đầu cả. Tất cả đều do quá trình rèn luyện mà thành. Quan điểm của mình là luôn luôn phải học hỏi những người giỏi hơn mình.”

Xem thêm: Giải pháp thuê gia sư Văn lớp 10 uy tín & chất lượng tại Hà Nội

doc-nhieu-viet-nhieu-de-sang-tao-khi-hoc-van

Quả thật, để học tốt môn Văn, trước hết bạn phải đọc, đọc thật nhiều. Khi đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước bạn sẽ bắt chước mạch tư duy, cách cảm thụ và cách viết của họ. Rồi sau đó bạn sẽ áp dụng cách tư duy, cảm thụ của các bậc tiền bối ấy vào bài văn của mình từ lúc nào chính bản thân bạn cũng không hay.

Lời khuyên hữu ích là mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định từ 30 phút – 1 tiếng để đọc. Nhớ là đọc chứ không phải học thuộc lòng, đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra. Sau đó hãy tập thói quen viết nhật ký mỗi ngày để trau chuốt hơn về cả cách tư duy, cách sử dụng từ ngữ… Việc tập sáng tạo các tác phẩm gửi tới các báo cũng là cách rất hay để bạn có động lực theo đuổi môn học này.

3. Đừng phụ thuộc vào sách tham khảo

Nên nhớ rằng Ngữ văn chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế, hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ của người khác. Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng bạn nên tham khảo ý tưởng để viết bài, thay vì bị phụ thuộc vào nó. Bạn hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai lúc trước và giúp cho cuốn sách tham khảo trở nên “có ích” hơn rất nhiều.

4. Làm thế nào tiếp thu Văn trên lớp hiệu quả?

Chống bị buồn ngủ

Cách tốt nhất để không buồn ngủ là bạn chủ động phát biểu ý kiến tham gia vào tiết học. Điều này vừa chống buồn ngủ, vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết.

Sử dụng sơ đồ cây

Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.

Tập trung nghe giảng

Sự tập trung luôn khiến cho tiết học đạt được hiệu quả tốt nhất, bất kỳ là tiết học nào. Ở lứa tuổi lớp 10, 11, 12, các bạn đang ở trong giai đoạn “nổi loạn” về tính cách, giới tính, tình cảm… nên đôi khi có nhiều thứ khiến các bạn sao nhãng. Thế nhưng để học tốt môn Văn, bạn không có cách gì khác ngoài việc tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, không làm việc riêng và ghi chép bài vở đầy đủ.

Xem thêm: Bí quyết tìm gia sư Văn lớp 11 kèm riêng cho con tại nhà Hà Nội

hoc-van-can-tap-trung-nghe-giang

Hãy dẹp tất cả điện thoại di động, những suy nghĩ mơ mộng hay đồ ăn vặt sang một bên, chủ động phát biểu ý kiến trong giờ học. Điều đó cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với thầy cô giáo, khiến thầy cô hứng thú với công việc và chắc chắn tiết học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thêm vào đó, việc ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

5. Hãy thoải mái và viết ra cảm xúc chân thật

Khi làm bài, bạn hãy dũng cảm nói lên những tình cảm, suy nghĩ thật của mình, đừng gắng gượng ép buộc bản thân. Những những gì chân thực từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim mà. Vậy nên muốn làm văn hay theo mình các bạn hãy cứ viết những gì mà mình suy nghĩ. Đừng ngại viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn cũng như lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi một chút sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ thêm vững chắc hơn.

Xem thêm: Giải pháp thuê gia sư Văn lớp 12 chất lượng cao tại Hà Nội

hoc-van-voi-tam-trang-thoai-mai-chan-that

Điều cuối cùng, hãy nhớ việc học Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại. Có thể thấy, để học giỏi môn Văn không phải là quá khó nếu bạn có niềm yêu thích và một phương pháp học tập đúng đắn. Chúc các bạn thành công khi áp dụng những chia sẻ trên !

Bình luận (5)

  • Trần thị trúc ly: 

    Xi-rê-rông nhà triết học Hy Lạp đã nói “Là con người thì có sai lầm” .Còn Lê-Nin nhà lãnh tụ Nga khẳng định ” Chỉ không làm gì cả mới không mắc sai làm ”
    Nêu ý kiến mình và hãy viết bài văn
    Giúp em làm bài này với ạ

    Trả lời
  • Nguyễn Duy Việt: 

    Tuyệt Vời

    Trả lời
    • Gia Sư Việt: 

      Cảm ơn em nhé

      Trả lời
  • Long Văn Hiệu: 

    tuyệt vời quá

    Trả lời
    • Gia Sư Việt: 

      Cảm ơn em nhé

      Trả lời

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088