Quy trình hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Hóa an toàn

Với những môn học như Vật lý, Hóa học thì không chỉ học lí thuyết suông mà các em còn phải biết thực hành, hiểu rõ được các phản ứng hóa học xảy ra thông qua thí nghiệm. Nội quy an toàn phòng thí nghiệm Hóa học luôn quy định rất chặt chẽ. Trong đó, yêu cầu các em học sinh tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi vào và ra khỏi phòng thí nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp giáo viên quy trình hướng dẫn học sinh làm làm thí nghiệm an toàn nhất.

quy-trinh-huong-dan-hoc-sinh-lam-thi-nghiem-mon-hoa-an-toan

Tại sao cần hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm môn Hóa?

Đã có nhiều trường hợp xấu xảy ra trong các tiết học thí nghiệm như học sinh bị bỏng khi thực hành. Điều này khiến cho các em cũng như các bậc phụ huynh lo lắng về độ an toàn phòng thí nghiệm. Chính vì vậy mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm một cách chi tiết, đảm bảo an toàn cho các em, tránh những trường hợp như trên xảy ra.

Bên cạnh đó, qua thực tế giảng dạy cho thấy hầu hết các em học sinh kỹ năng thao tác thực hành trên dụng cụ và hoá chất vẫn rất lúng túng. Không kiểm định được nội dung đã học với thực tế, khiến cho việc ghi nhớ kiến thức kém hơn. Điều này có thể do các em chưa nghiên cứu kỹ nội dung thí nghiệm thực hành, chưa nắm chắc phần lý thuyết. Hoặc nguyên nhân từ giáo viên giảng dạy chưa giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn đúng lúc.

Các bước chuẩn bị và tiến hành làm thí nghiệm Hóa an toàn

Trước khi làm thí nghiệm, giáo viên cần phải xem kỹ sách giáo khoa, xác định bài học hôm nay có bao nhiêu thí nghiệm, sử dụng các hoá chất nào? Nếu không có hóa chất cần thiết thì có thể thay thế chất khác không? Giáo viên nên viết các lưu ý đó lên giấy để đảm bảo chuẩn bị kĩ nhất. Về dụng cụ, cần xác định trước bài này có mấy thí nghiệm, cần dùng những loại dụng cụ nào? Số lượng bao nhiêu? Đặc biệt, lưu ý chuẩn bị găng tay, áo blu, giấy thấm, khăn lau, nước rửa tay, cuộn giấy thấm…

Trong quá trình làm thí nghiệm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện chính xác. Đánh số thứ tự bình để tránh sự nhầm lẫn dẫn đến làm thí nghiệm sai, yêu cầu học sinh không dùng một muỗng lấy nhiều loại hoá chất, khi đã lấy xong hóa chất cần phải đậy nắp bình. Giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi cụ thể để học sinh vừa có thể làm thí nghiệm chính xác vừa rút ra được nội dung của thí nghiệm.

cac-buoc-chuan-bi-de-lam-thi-nghiem-an-toan

Sau khi hoàn thành thí nghiệm, giáo viên cần thu gom sản phẩm đem đổ vào bồn rửa, xả nước nhiều cho sạch. Trường hợp các hóa chất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đổ vào bình đựng riêng để xử lý. Đặc biệt, học sinh phải ngồi yên, không được đi lại lộn xộn làm đổ dung dịch sau thí nghiệm. Các dụng cụ cần rửa thật sạch và phơi khô tự nhiên, nếu không đủ dụng cụ cho tiết thí nghiệm tiếp theo thì có thể dùng Axeton tráng qua để ống nghiệm nhanh khô hơn.

Nếu bạn là giáo viên vẫn đang băn khoăn về việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm an toàn. Hãy liên hệ tới Gia Sư Việt để được đội ngũ nhân viên giải đáp một cách chi tiết nhất. Chúng tôi luôn được sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh trong thời gian hoạt động vừa qua. Ngoài ra, trung tâm còn sở hữu giáo viên, sinh viên giỏi, nhiều kinh nghiệm để giới thiệu gia sư Hóa tại nhà giúp các em học sinh có phương pháp học đơn giản và hiệu quả.

Tham khảo thêm:

3 phương pháp vàng giúp học sinh tiếp thu môn Hóa hiệu quả

Cách nhớ các Điều kiện, Chất xúc tác trong phản ứng Hóa Học

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088