Điều gì sẽ xảy ra khi phụ huynh quá kì vọng con phải học giỏi?

Cuộc sống ngày càng phát triển theo guồng quay của cuộc sống hiện đại, công nghiệp hóa đòi hỏi bản thân mỗi người trong xã hội đều cần cố gắng, nỗ lực không ngừng làm việc để không bị tụt hậu so với thời cuộc. Trong bối cảnh đó, không chỉ những người trưởng thành chịu nhiều áp lực, mà ngay cả những em học sinh còn đang ở lứa tuổi cắp sách tới trường cũng bị người lớn đặt lên vai không ít trọng trách nặng nề. Cha mẹ mong muốn con mình phải thật tài giỏi để không thua kém những đứa trẻ cùng trang lứa, luôn kì vọng con sẽ trở thành người có địa vị trong xã hội.

dieu-gi-se-xay-ra-khi-phu-huynh-qua-ki-vong-con-hoc-gioi

Vì thế, nhiều ông bố, bà mẹ đã lên một lịch trình học dày đặc với hàng loạt các môn học được sắp xếp để trẻ thực hiện theo. Tuy nhiên, vô hình chung, sự hi vọng một cách quá đà đó đã tạo thành những áp lực khổng lồ và lớn dần trong trí óc, tâm tư suy nghĩ của các em. Thời gian gần đây, xuất hiện không ít những trường hợp phản tác dụng gây ra hậu quả nặng nề khi phụ huynh quá kì vọng con cái học đã phần nào thức tỉnh xã hội nói chung và các bậc làm cha làm mẹ nói riêng. Trong bài viết này, Gia Sư Việt sẽ đào sâu vào việc vì sao cha mẹ không nên ép con học quá nhiều và gợi ý một vài giải pháp thay thế cho cha mẹ.

I. Những tác hại của việc phụ huynh quá kì vọng con học giỏi

1. Chính phụ huynh chịu mệt mỏi và áp lực

Bất cứ một người làm cha làm mẹ nào cũng luôn mong muốn và hi vọng con mình sẽ có tương lai tươi sáng, được mọi người tôn trọng. Vì thế, phụ huynh đã hi sinh bản thân, ngày đêm làm việc để dành dụm lo cho con em mình được học hành tử tế, không thua kém những bạn bè khác. Cha mẹ chấp nhận mặc những bộ đồ đã sờn vai, chấp nhận ăn những bữa ăn thiếu thốn để lo cho con được đầy đủ. Vì thế, kì vọng và đặt hi vọng vào con là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, cha mẹ do quá kì vọng vào con mình mà không hề biết đã gây ra những áp lực ngược lại lên chính bản thân mình.

2. Con cái đánh mất niềm vui trong học tập

Học tập vốn là quá trình tìm tòi và tự khám phá bằng chính niềm hứng thú xuất phát từ tinh thần đam mê hiểu biết. Tuy vậy, nhiều cha mẹ đã nhanh chóng dập tắt ngay niềm vui đó của con trẻ và biến việc học trở thành quá trình “khổ sai” với những áp chế về kết quả học tập bắt buộc con cần phải đạt được. Trẻ chưa kịp cảm nhận được ý nghĩa của việc có thêm kiến thức, kết thêm bạn mới, trở nên khôn ngoan và trưởng thành hơn từ thế giới muôn màu thì đã phải tạm gạt bỏ hết đi để ngồi vào bàn học ngày học đêm, đầu to mắt cận nhưng chưa chắc đã thấy việc học đem lại được cảm giác trọn vẹn cho mình.

3. Nhiều trẻ mang chứng bệnh tâm lý nặng nề

Bất cứ một sự kì vọng nào cũng tạo nên những sự phản tác dụng khi đó là sự kì vọng quá mức. Cha mẹ muốn con thành công là một điều hiển nhiên nhưng nếu cha mẹ lại dùng những áp lực bắt ép con thực hiện để đạt được mong muốn của mình thì mọi chuyện sẽ đi theo một quỹ đạo khác với mục đích ban đầu. Con trẻ sẽ lo sợ chính cha mẹ của mình, lịch học dày đặc khiến thời gian vui chơi, tham gia hoạt động ngoài xã hội không còn, trẻ chỉ biết học và học, tinh thần trở nên trì trệ, bế tắc, cô lập với các bạn đồng trang lứa.

tre-mac-hoi-chung-tam-ly-nang-ne-khi-bi-ep-hoc

Thực tế cho thấy, nhiều trẻ vì quá sợ hãi, áp lực lớn mà dẫn tới trầm cảm, không còn khả năng tiếp thu kiến thức, vì thế mà càng học nhiều nhưng lực học ngày cảng giảm sút. Trầm trọng hơn, do thời gian học tập chiếm gần như trọn vẹn quỹ thời gian trong ngày nên trẻ không có cơ hội để giải toả, trò chuyện và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình với người thân. Mặt khác, không ít em phải nghe những lời chì chiết, trách mắng thậm tệ của một số giáo viên hà khắc, từ đó mà dẫn tới tự kỉ, những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu óc non nớt và hệ quả đáng tiếc xảy ra.

II. Giải pháp giúp sự kì vọng không biến thành áp lực cho con

1. Phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc con hơn

Kì vọng hay hi vọng vào con là một điều bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng để nó trở thành động lực giúp con phấn đấu học tập thay vì áp lực thì mỗi bậc làm cha làm mẹ cần có sự tinh tế trong cách thực hiện. Thay vì lên những lịch trình dày đặc các mộn học và bắt buộc con thực hiện theo, phụ huynh nên quan tâm hỏi han mơ ước nghề nghiệp sau này của con để định hướng và chú trọng hơn tới những môn học thực sự cần thiết. Việc cha mẹ bớt đi một chút la mắng và tiêu cực, thay vào đó thêm chiều động viên và tích cực sẽ là liều dopamine tuyệt vời để con có động lực cố gắng.

quan-tam-den-cam-xuc-cua-con-chu-khong-nen-ep-hoc-nhieu

2. Tìm cho con chỗ học và thầy cô truyền cảm hứng

Bên cạnh đó, phụ huynh không nên hướng con đến hàng loạt các lớp học thêm đông đúc mà nên tham khảo và thuê cho con những gia sư có kinh nghiệm tại những trung tâm uy tín, chuyên nghiệp, vừa có đầy đủ kiến thức để có thể truyền đạt cho con cũng như có đủ kĩ năng sư phạm để trở thành những người bạn/ người anh/ người chị có thể khơi dậy niềm vui học tập ở trẻ. Được đánh giá là một trong những trung tâm gia sư uy tín hàng đầu, Gia sư Việt – nơi có đội ngũ gia sư chất lượng, tận tâm với nghề được đào tạo tại các trường sư phạm nổi tiếng sẽ là một gợi ý hoàn hảo hỗ trợ cho bước đường tới tương lai của trẻ.

Kết luận: Những tác động trái chiều khi phụ huynh quá kì vọng vào việc học của con cái đã gây nên những hậu quả đáng tiếc. Để việc học không còn là áp lực và để sự cố gắng của con dựa trên tinh thần tự nguyện, hiếu học, mỗi phụ huynh cần tìm cho con một phương pháp học đúng đắn. Bên cạnh học tập, trẻ em cũng cần có đủ thời gian để tham gia các hoạt động rèn luyện kĩ năng mềm, xây dựng các thói quen có lợi cho sức khoẻ và tinh thần. Ngoài ra, việc duy trì sự kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng cực kì quan trọng, bởi vì sau lưng những đứa trẻ thành công sẽ là sự giáo dục đúng cách và đầy tình yêu thương của cha mẹ. Chúc các bậc phụ huynh luôn là những người bạn tốt của con!

Tham khảo thêm:

Mách bạn cách dạy trẻ làm việc nhà để học hỏi kỹ năng sống

Chia sẻ những mẹo hay giúp con thêm hứng thú khi học Toán

6 địa chỉ cung cấp gia sư tại quận Hoàn Kiếm chất lượng nhất

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088