Áp dụng kỉ luật không nước mắt với con ra sao cho hiệu quả?

Ông bà ta vẫn hay nói: “Thương cho roi cho vọt”, nhưng dạy con bằng bạo lực là cho đến ngày nay đã trở thành quan điểm lỗi thời. Ở thời đại này, chúng ta cần dạy con bằng lý lẽ. Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực. Để làm rõ hơn cho cha mẹ về cách dạy con không bạo lực, bài viết này của Gia Sư Việt sẽ giới thiệu cho chúng ta một phương pháp mới – kỷ luật không nước mắt và cách áp dụng nó với mỗi giai đoạn khôn lớn của trẻ.

cach-ap-dung-ki-luat-khong-nuoc-mat-voi-con-hieu-qua

I. Hạn chế của giáo dục Việt Nam khi dùng đòn roi để dạy trẻ

Đòn roi trong giáo dục là câu chuyện không còn mới trong cách dạy con trẻ. Tuy vậy, dần dần không chỉ riêng cha mẹ mà cả giáo viên- những người được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng phải công nhận rằng đòn roi là phản giáo dục. Theo nhiều tin tức từ mạng xã hội và thực tế đều cho thấy giáo dục ở Việt Nam vẫn còn rất quen thuộc với các trường hợp sử dụng đòn roi để dạy trẻ và nạn bạo hành trẻ em vẫn còn xảy ra ở bất kì đâu. Hiện nay, giáo dục ở Việt Nam cũng đang dần cũng cố và nghiêm cấm bạo lực trong học đường, đề cao quyền lợi của trẻ em cả trong giáo dục ở gia đình và nhà trường.

II. Vì sao nên dạy con bằng giải pháp kỷ luật không nước mắt?

Có một số nên văn hóa tích cực sử dụng đòn roi nhưng cũng có nhiều quốc gia phản đối trừng phạt thể chất. Đòn roi có thể sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu cực cho trẻ em, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin. Nếu trẻ có phạm sai lầm thì kỷ luật lành mạnh và công bằng, đánh trúng tâm lí sẽ hiệu quả hơn nhiều và không bị phản tác dụng như đòn roi, giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức. Bên cạnh đó, biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời khen để động viên mỗi khi trẻ là rất tốt. Phương pháp này giúp hai bên có sự tôn trọng hơn dành cho nhau để dễ dàng cùng đạt được mục đích.

III. Cách sử dụng kỉ luật cho con trẻ phù hợp với từng giai đoạn

1. Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

“Cây non thì dễ uốn”, em bé ở giai đoạn này thường hay thích ứng tốt với những hoạt động quen thuộc, diễn ra theo lịch trình hàng ngày. Lúc này bạn có thể tập cho con thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc: ăn, ngủ, nghỉ. Bạn nên giúp con học kiểm soát được cơn cáu giận bằng cách không bế con ngay khi bé khóc. Cha mẹ cũng có thể cho con hình thành thói quen tự ngồi ăn, chủ động cầm đồ ăn. Khi ngủ, nhiều gia đình từ khi trẻ mới sinh ra đã cho bé ngủ hẳn trong phòng riêng, hoặc nếu không an tâm thì trẻ sẽ nằm trong cũi cùng phòng với bố mẹ chứ không ngủ chung.

2. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Giai đoạn này là lúc trẻ bắt đầu biết học theo người khác cũng như tìm cách để thể hiện ý muốn của mình. Trẻ bắt đầu biết vật lộn để giành tự do và hay nổi cáu khi nhận ra mình bị hạn chế thực hiện những hành động theo ý thích. Điều này có thể sẽ dẫn tới những cơn nóng giận khủng khiếp và trẻ sẽ quấy khóc, hờn dỗi, la hét cũng như có những phản ứng rất mạnh. Khi đó, bạn nên thật bình tĩnh quan sát và đặt ra những khuôn khổ cần thiết phù hợp với tính cách của con. Bạn cần kiên nhẫn, từ từ rèn cho con những thói quen tốt mỗi ngày để giúp trẻ sớm hình thành nhân cách và hạn chế được những thói xấu hay hành vi không đúng của con.

3. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ở tuổi này, trẻ đáp ứng tốt với mệnh lệnh cương quyết và việc làm gương. Hãy giành lời khen ngợi khi trẻ làm việc tốt. Việc được công nhận và động viên có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, bởi chúng đang đánh giá sự tốt/ xấu của vấn đề dựa trên thái độ của người lớn, nên nếu bạn vui vẻ khen bé khi con làm việc tốt và khuyến khích con phát huy, con sẽ tự động có động lực để tiếp tục làm điều đó ngay. Bên cạnh đó, vì trẻ ở tuổi này bắt chước rất nhanh nên cha mẹ cần cực kì gương mẫu để con noi theo và nếu cha mẹ muốn con thực hiện được điều gì thì hãy là người cùng con làm điều đó.

ki-luat-khong-nuoc-mat-voi-tre-tu-3-den-5-tuoi

Mặt khác, bạn có thể áp dụng biện pháp phạt “Time-out” nếu bé mất kiểm soát và mắc lỗi. Cụ thể là bạn đặt một cái ghế ở một góc an toàn và thoáng đãng trong nhà, yêu cầu trẻ ngồi lên ghế và không được rời vị trí hay nghịch bất kì thứ gì khi đang ngồi. Cha mẹ sẽ nói rõ cho bé thời gian con phải chịu hình phạt và lí do của việc đó. Trong lúc Time out, bé sẽ chỉ ngồi yên để suy nghĩ về hành động của mình và cha mẹ tuyệt đối không nói gì thêm. Thời gian Time-out là 3 phút, một ngày không quá 20 lần phạt. Sau khi kết thúc thời gian phạt, hãy thay đổi không khí và cử xử với bé bình thường, trò chuyện để bé hiểu vấn đề.

4. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi

Ở giai đoạn này con bạn trở nên độc lập hơn, trẻ bắt đầu dành nhiều thời gian cho học tập và các mối quan hệ rộng hơn là gia đình như bạn bè, thầy cô,… và bắt đầu hấp thụ thông tin liên tục từ các nguồn sách, báo, Internet,… Bạn nên giám sát, hướng dẫn con để chúng có tư duy tốt về cách cư xử và cương quyết khi áp dụng các biện pháp kỷ luật. Hình thức kỷ luật có thể là cắt hoặc trì hoãn một số quyền lợi giải trí, phạt time-out và áp dụng hệ quả khi nhiệm vụ không được hoàn thành. Giải thích rõ cho con về nguyên tắc kỷ luật, đồng thời tuyệt đối phải giữ lời vì nếu cha mẹ dễ dàng bỏ qua thì trẻ sẽ không có kỷ luật tốt.

5. Trẻ từ 13 đến 18 tuổi

Đây là giai đoạn cực kì nhạy cảm vì trẻ trải qua khoảng thời gian dậy thì với nhiều biến động mạnh mẽ về cả sinh lí và tâm lí. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi này cực kì dễ phản nghịch và có suy nghĩ tiêu cực nếu cha mẹ không quan tâm đủ tới trẻ về mặt cảm xúc hoặc không cho chúng sự tự do cần thiết. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con, luôn bên cạnh con và sẵn sàng giúp đỡ khi con cần. Tuyệt đối không nên xem nhẹ hay trầm trọng hóa vấn đề, tránh nói nặng hoặc dự đoán về những điều tồi tệ. Bên cạnh đó là cha mẹ và con vẫn phải duy trì được các hình phạt hệ quả được thống nhất chung.

Kết luận: Không phải tự nhiên sinh con ra đời là mình thành cha mẹ tốt. Sinh con ra là bản năng tự nhiên của con người, nhưng nuôi dạy con trở thành người tử tế, có kỷ luật và phát triển tốt thì luôn là một quá trình cha mẹ không ngừng học hỏi và rèn luyện. Vì vậy với những chia sẻ trên của Gia Sư Việt, hi vọng đã có thể giúp bạn có thêm những phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp dành cho con cái của mình. Ngoài ra, nếu con cần bổ sung kiến thức các môn để tự tin hơn trong học tập, cha mẹ có thể liên hệ qua số Hotline 096.446.0088 – 090.462.8800 để được chúng tôi hỗ trợ ngay!

Tìm hiểu thêm:

♦ Giải pháp nào cho bố mẹ khi con trẻ có biểu hiện trầm cảm?

♦ 5 sai lầm phổ biến trong cách dạy con hiện nay và giải pháp

Mách bạn 6 địa chỉ gia sư tại quận Ba Đình chất lượng nhất

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088