Những lợi ích từ việc bố mẹ cho con học các môn nghệ thuật

Nghệ thuật chính là cuộc sống. Tuy nhiên lâu nay, vì áp lực của việc học văn hóa của bé tại trường, nhiều phụ huynh thường hay bỏ qua việc bồi dưỡng cho con các môn năng khiếu, nghệ thuật khác. Điều này là rất không nên vì các môn học tưởng chừng như chỉ để giải trí này góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho bé. Vì vậy, trong bài viết này, phụ huynh hãy cùng đánh giá lại tầm quan trọng của nghệ thuật với con em mình và tìm cách phát triển tiềm năng này ở các bé với Gia Sư Việt nhé.

nhung-loi-ich-khi-bo-me-cho-con-hoc-cac-mon-nghe-thuat

I. Vì sao phụ huynh thường phản đối con theo nghệ thuật?

Lý do thường gặp chính là việc lo lắng trẻ sẽ sao nhãng việc học văn hóa và chỉ tập trung vào các môn nghệ thuật này. Tuy nhiên không phải không có giải pháp. Bạn nên dành thời gian cho trẻ, lắng nghe và chia sẻ về việc cân bằng giữa việc học ở lớp và các môn khác. Việc khuyến khích con có những sở thích riêng giúp trẻ thấy bạn thật sự tôn trọng và quan tâm không chỉ kết quả học tập mà còn cả niềm yêu thích của bé. Thật vậy, đôi lúc các bậc phụ huynh cần mạnh dạn tin rằng bé có thể làm được và tạo mọi điều kiện cho bé. Nhờ đó, các em có thể đi thật xa cũng như có đời sống nội tâm phong phú hơn.

Một lý do khác cũng góp phần ngăn cản việc cho các bé học các môn năng khiếu chính là bố mẹ lo rằng tương lai trẻ sẽ bấp bênh nếu con quá đam mê theo đuổi nghệ thuật. Trước giờ ông cha ta đã gán mác cho các ca sĩ là “xướng ca vô loài”, cũng có cái lí của nó vì cuộc đời không thiếu những nghệ sĩ cầm mic, nhưng số lượng thành công là rất ít. Không chỉ với nghề ca hát mà các ngành nghệ thuật khác cũng vậy. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những trường hợp Youtuber nổi tiếng từng bỏ công việc ổn định, những nhiếp ảnh gia được công chúng yêu mến tốt nghiệp các trường đại học kinh tế, kĩ thuật danh giá. Dù lựa chọn bất kì điều gì đi nữa, nếu con có đủ sự nghiêm túc và khả năng với nó, thì đó là thứ đáng theo đuổi nhất.

II. Các lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ học các môn nghệ thuật

1. Làm phong phú trải nghiệm sống

Những môn nghệ thuật được chọn có thể là mỹ thuật, ca hát, nhảy múa, diễn xuất hoặc chơi nhạc cụ. Các môn học này không chỉ giúp trẻ quan sát cuộc sống tốt hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Những kiến thức trong sách vở thường khá khô khan và mang tính hàn lâm. Trong khi các môn nghệ thuật thường mang một nét đẹp sôi động và lôi cuốn đến lạ kỳ. Bé của bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hơn, từ đó xây dựng hệ thống kỹ năng mềm từ thực tiễn.

2. Tỏa sáng giá trị cho bản thân

Thông qua việc cho bé học các môn học này còn là cơ hội để phát hiện tài năng của bé từ sớm. Điều này góp phần giúp bé định hướng nghề nghiệp và đam mê trong tương lai. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, các môn học này được chú trọng và đặt ngang với các môn văn hóa, bởi lẽ họ đề cao giá trị mà chúng mang lại cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Khi bé giỏi trong một môn nghệ thuật nào đó, thì chúng sẽ trở thành cơ sở để bé tự tin và tỏa sáng hơn nữa. Có nhiều bé chật vật, sợ hãi với các con số hay chữ cái, nhưng đã tìm được sự chữa lành từ âm nhạc, nghệ thuật và thành công vượt bậc nhờ có những điều này.

III. Khai phá tiềm năng của con với từng bộ môn nghệ thuật

1. Hội hoạ: Kiên nhẫn, sáng tạo

Hội họa được xem là môi trường tuyệt vời để bé tha hồ thể hiện được những ý tưởng của mình. Bên cạnh đó còn là sự tỉ mỉ và cách kết hợp màu sắc sao cho hài hòa và hút mắt. Đây là những nguyên liệu tuyệt vời để trẻ phát huy óc quan sát, khả năng làm việc với các chất liệu có sẵn để sáng tạo ra tác phẩm cũng như cách nắm bắt tâm lí người khác. Hơn nữa, kết quả khảo sát cho thấy rằng khi trẻ em được tiếp xúc với màu sắc rực rỡ sẽ kích thích sự phát triển của não bộ và tinh thần ham tìm hiểu sự vật.

Ngoài ra, nhóm kỹ năng này còn được dạy khi bạn cho trẻ học chơi nhạc cụ. Chắc chắn chúng không chỉ bổ ích trong hiện tại, mà sau này còn có thể trở thành những sở thích lành mạnh mà bé có thể dùng để thư giãn mỗi khi cảm thấy căng thẳng. Để nhớ được những hợp âm, vị trí đặt ngón tay, bàn tay, cách sắp xếp của một bản nhạc và luyện tập đến nhuần nhuyễn là điều không phải đứa trẻ nào cũng làm được vì nó đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức. Vì vậy, phụ huynh có thể uốn nắn cho con từ bé để con có sức bền bỉ tốt hơn.

2. Nhảy múa: Nhạy bén, năng động

Nếu bạn muốn tạo cho bé môi trường vừa rèn luyện thể chất, vừa nâng cao sự nhanh nhạy của trẻ thì nên cho bé tiếp xúc với bộ môn nhảy hiện đại hoặc khiêu vũ trẻ em. Chỉ trong một thời gian ngắn, bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực toát ra từ mọi cử động của bé. Một lợi ích khác đến từ việc vận động thường xuyên chính là giúp bé có được sự dẻo dai và một thân hình linh hoạt, cân đối. Vận động thường xuyên luôn là điều kiện cần để có trí não hoạt động hiệu quả và tinh thần tích cực.

moi-truong-nhay-ben-va-nang-dong

3. Kịch nói: Xử lý nhanh, khéo léo

Ở các nhà thiếu nhi hoặc trung tâm văn hóa thường có các câu lạc bộ kịch nói thiếu nhi. Bé được hóa thân vào các nhân vật để rồi được sống trong những câu chuyện cổ tích giàu tính nhân văn, hoặc trải nghiệm tình huống xã hội. Từ đó, bé rèn luyện được khả năng trình bày trước đám đông, tinh thần đội nhóm và ứng biến trong giao tiếp. Khả năng thuyết trình trước đám đông hay xử lí tình huống thông minh sẽ càng ngày càng được đề cao khi trẻ lớn lên, đi học hay đi làm. Gần như đa số các nhóm ngành nghề đều xếp vị trí ưu tiên cao nhất cho hai loại kĩ năng này.

4. Đích cuối: Tác phong làm việc

Tác phong làm việc ở đây bao gồm cả khả năng làm việc độc lập và phối hợp nhóm. Trẻ sẽ có kỉ luật cao hơn với bản thân để sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện nhất khi làm việc một mình. Đối với làm việc nhóm, trẻ sẽ hiểu rằng mỗi hành động của mình có thể ảnh hưởng chung đến tất cả các bạn. Vì thế, chúng phải học cách để giao tiếp với nhau, phối hợp đồng đội dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của từng người, giải quyết mâu thuẫn để cùng đạt mục tiêu chung. Đây là hành trang quá tuyệt vời đến từ việc học các môn nghệ thuật cho sự đòi hỏi ở những công việc to lớn hơn sau này.

IV. Làm thế nào để biết trẻ phù hợp với môn nghệ thuật gì?

Nếu bé nhà bạn còn nhỏ và chưa hình thành sở thích hoặc năng khiếu nhất định nào, bố mẹ chỉ có cách tốt nhất là cho con thử nghiệm. Bố mẹ cùng con đọc sách, xem video về đa dạng các môn nghệ thuật và cho con trực tiếp thực hành nếu có điều kiện. Những biểu hiện về cả mức độ yêu thích cũng như khả năng thực tế của con sẽ dần được nhận thấy rõ. Phụ huynh hãy liên tục trao đổi và lắng nghe con để có thể đưa ra những lời khuyên về môn con nên theo đuổi để trẻ không bị sa đà quá vào thứ không phù hợp.

Đối với trường hợp bé đã hình thành sở thích và có quan điểm riêng, bạn nên tôn trọng ý muốn của bé trong việc chọn môn học. Vì chỉ khi trẻ được bắt đầu với niềm vui, sự háo hức thì quá trình học mới diễn ra một cách thú vị đồng thời gặt hái được kết quả tốt. Hãy coi việc đồng hành cùng con trong việc học nghệ thuật là cơ hội quý giá để bố mẹ cũng tự làm tâm hồn mình trẻ lại, để gần gũi và kết nối với con hơn. Được bố mẹ sát cánh và ủng hộ là món quà vô giá mà những đứa trẻ xứng đáng nhận được.

Kết luận: Mong rằng những thông tin được Gia Sư Việt chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được vai trò của các môn học nghệ thuật đối với quá trình phát triển thể chất và tư duy của bé. Bạn nên tìm hiểu và giúp bé được trải nghiệm một thế giới muôn màu và vô cùng lý thú qua các môn học này. Hãy nhớ rằng, nghệ thuật sẽ không tách biệt chúng ta ra khỏi những lĩnh vực khác của cuộc sống, hay khiến bố mẹ và con cái xa cách nhau, mà chính nó sẽ kết nối và đưa người ta sát lại gần nhau nếu ta thưởng thức nó đúng cách.

Tìm hiểu thêm:

♦ Vì sao bạn cần gia sư cho con chuẩn bị vào lớp 1 tại Hà Nội?

♦ Internet ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của con bạn?

Cách giúp trẻ kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành hiệu quả

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088