Môn Vật lý không đơn thuần là một môn học khô cứng và giáo điều. Đây là một môn khoa học rất hấp dẫn nếu các bạn biết được những thí nghiệm thú vị mà nó này mang lại cho chúng ta. Sau đây là những thí nghiệm đơn giản trong môn vật lý rất dễ làm sẽ giúp chúng ta thay đổi cách nhìn về môn khoa học đặc biệt này.
1. Thí nghiệm trứng chui vào lọ
Bạn có thể làm thí nghiệm đơn giản này ngay tại nhà với những nguyên liệu vô cùng dễ tìm. Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc chai cổ hẹp, 1 tờ giấy và 1 quả trứng (có thể luộc rồi hoặc chưa luộc). Để thực hiện thí nghiệm này, đầu tiên bạn hãy châm lửa tờ giấy, sau đó bỏ tờ giấy vào chai và đặt quả trứng trên miệng chai. Khi này điều kì diệu sẽ xảy ra, quả trứng từ từ co lại và tự chui vào chai. Thật thú vị phải không nào! Hiện tượng thú vị này được giải thích bằng kiến thức vật lý như sau: Khi đặt một nguồn nhiệt (ở đây là tờ giấy bị đốt cháy) vào trong chai, các phân tử không khí lúc này sẽ di chuyển hỗn loạn và tự có xu hướng tách nhau ra.
Hơn nữa, vì có nguồn nhiệt, áp suất trên chai cũng sẽ bị đẩy lên cao và một luồng không khí sẽ di chuyển ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi bịt miệng chai bằng quả trứng, không khí sẽ bị chặn lại và lửa trong bình sẽ dần tắt do cạn kiệt oxi. Lửa tắt sẽ gây ra tình trạng nhiệt độ trong bình hạ xuống, áp suất giảm và cuối cùng quả trứng bị hút vào bên trong như chúng ta đã quan sát. Bạn có thể làm thí nghiệm này với những vật khác không phải trứng, chỉ cần nó có độ đàn hồi đủ để chịu biến dạng là được.
2. Thí nghiệm Dưa hấu nổ tung
Nếu bạn đang có sẵn một quả dưa hấu to và muốn gây ấn tượng với bạn bè bằng một màn ảo thuật thú vị, hãy mua thêm vài nghìn dây thun để thực hiện thí nghiệm vật lý thú vị này. Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu lồng từng sợi dây thun bọc bên ngoài quả dưa hấu ở đoạn chính giữa. Cứ lần lượt buột từng sợi như thế, khi đã đủ số lượng dây thun, chúng ta sẽ thấy quả dưa hấu thắt lại ở khúc giữa và nổ tung làm hai. Điều gì đã khiến những sợi dây thun nhỏ bé có thể làm nổ tung một quả dưa hấu to đến như vậy?
Ở đây chúng ta có thể giải thích bằng một khái niệm vật lý đơn giản: áp lực. Khi một vài sợi dây thun buộc quanh quả dưa hấu sẽ chỉ gây ra một lực tác động nhỏ. Tuy nhiên, với sự kết hợp của nhiều sợi dây thun cùng một lúc, một áp lực rất lớn sẽ được tạo ra và đến một lúc nào đó, lực này sẽ đủ lớn để ép thân trái dưa vỡ ra. Bên trong quả dưa hấu lại chứa rất nhiều nước, vì vậy khi vỏ dưa bị vỡ sẽ làm cho áp lực bị giải phóng quá nhanh và khiến trái dưa hấu nổ tung.
3. Thí nghiệm nước bị đóng đá ngay sau khi rót
Thông thường, để nước có thể đông đá cần hạ nhiệt độ xuống dưới 0oC. Tuy nhiên, vẫn có loại nước không đóng băng ở nhiệt độ dưới 0oC, đó là nước tinh khiết. Khi ở nhiệt độ này, nước chỉ tạo nên một trạng thái “siêu lạnh” mà không đông đá. Lý do của việc này là do nước muốn đông lạnh cần có các tinh thể lạ trong đó, có thể là vài hạt bụi bẩn trong khi nước tinh khiết hoàn toàn không có các tinh thể lạ này. Do đó nó không tự đóng băng.
Tuy nhiên bạn có thể làm cho nước tinh khiết ở dưới 0 độ C đóng đá chỉ với một việc làm đơn giản là lắc chai nước hoặc vỗ vào chai nước hoặc bạn có thể rót nước ra một chiếc ly hay bất kỳ vật nào khác. Khi đó nước sẽ tạo thành tảng băng. Lý giải cho việc này là khi bạn tác động vào nước “siêu lạnh” bằng cách lắc, vỗ hoặc rót ra, những vật thể lạ (cụ thể ở đây là các bong bóng nước hoặc những hạt bụi) sẽ xuất hiện làm mất độ tinh khiết của nước và làm cho nước có đủ điều kiện đông lại.
Tham khảo thêm:
♦ Cùng tìm hiểu về các ứng dụng của môn Vật Lí trong đời sống
♦ Phương pháp dạy Vật lí cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn
Để lại bình luận