Phương pháp dạy Vật lí cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn

Những câu hỏi thực tiễn Vật lí thú vị đang trở thành xu hướng ra đề thi cũng như làm bài tập hằng ngày được giáo viên giao cho học sinh. Rất dễ bắt gặp những dạng bài nêu hiện tượng đơn thuần trong đề thi để các em học sinh lấy điểm nhưng nhiều bạn lại khá lúng túng khi vận dụng kiến thức vào giải thích. Gia Sư Việt hôm nay xin chia sẻ đến thầy cô cũng như các em học sinh phương pháp dạy Vật lí qua các câu hỏi thực tiễn.

phuong-phap-day-vat-li-cho-hoc-sinh-qua-cau-hoi-thuc-tien

Tại sao giáo viên nên ra đề thực tiễn Vật lí cho học sinh?

Những câu hỏi thực tiễn sẽ giúp cho học sinh trau dồi kiến thức cũng như khám phá thêm nhiều điều thú vị khác về các hiện tượng trong cuộc sống. Sau khi kết thúc bài học, giáo viên nên cố gắng nêu một số câu hỏi thực tiễn liên quan. Ví dụ, các câu hỏi thú vị nhưng dễ gặp trong cuộc sống như: Vì sao càng lên cao không khí càng loãng? Vì sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát?… Việc này sẽ tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học, giúp học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học đồng thời có thể giải thích hiện tượng, tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể đặt vấn đề, giới thiệu bài giảng mới bằng các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống để tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Để làm được điều đó, giáo viên dạy vật lí cần hiểu biết về vật lí và phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh. Nếu chỉ có một kiểu dạy thì học sinh sẽ rất dễ nhàm chán và ngày càng không thích môn học này.

Dưới đây là vài câu hỏi thực tiễn Vật lí thú vị

Câu hỏi 1: Một hành khách đi về phía cửa vào của một siêu thị thấy hai tấm cửa kính đang khép lại. Nhưng khi anh ta lại gần thì hai tấm cửa kính lại tự động tách xa nhau và lại khép lại khi anh ta đi vào trong nhà. Vậy thiết bị đóng – mở cửa ở đây hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào?

a. Hiện tượng quang điện ngoài.
b. Hiện tượng quang phát quang.
c. Hiện tượng quang điện trong.
d. Không phải những hiện tượng trên.

Câu hỏi 2: Đèn Led là vật dụng quen thuộc trong ứng dụng thị trường dân dụng và công nghiệp, ứng dụng rộng rãi như các thiết bị điện tử, đèn giao thông, đèn quảng cáo… Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng nào sau đây:

a. Quang phát quang.
b. Điện phát quang.
c. Hóa phát quang.
d. Catôt phát quang.

Câu hỏi 3: Mạng điện dân dụng tại nước ta có điện áp hiệu dụng là 220 V… Nếu điện áp hiệu dụng quá cao có thể gây nhiều nguy hiểm cho con người, điện áp hiệu dụng thấp như 30V, 40 V sẽ ít gây nguy hiểm hơn. Nhưng người ta lại không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp như vậy. Tại sao?

a. Không thể sản xuất linh kiện điện sử dụng.
b. Công suất nơi truyền tải sẽ quá nhỏ.
c. Công suất hao phí sẽ quá lớn.
d. Công suất nơi tiêu thụ sẽ quá lớn.

Câu hỏi 4: Một người đi xe máy, cứ 6m trên đoạn đường đó lại xuất hiện ổ gà, tần số dao động khung xe là 2 Hz. Vậy người đó phải đi với tốc độ nào để tránh rung lắc mạnh nhất?

a. 43,2 km/h.
b. 36,0 km/h.
c. 21,6 km/h.
d. 18,0 km/h.

Giúp con học tốt môn Vật lí cùng Gia Sư Việt

Phụ huynh muốn giúp con tìm hiểu thêm về những câu hỏi Vật lí thực tiễn? Hãy liên hệ tới Gia Sư Việt để được giải đáp chi tiết. Hơn nữa, chúng tôi mang tới dịch vụ gia sư tại Hà Nội nhằm tổ thức khóa học bổ sung kiến thức Vật lí cũng như nhiều môn khác nhau cho học trò. Với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp con bạn tiến bộ vượt bậc, xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy dành cho quý phụ huynh, học sinh.

Tham khảo thêm:

3 phương pháp vàng giúp học sinh tiếp thu môn Hóa hiệu quả

Phương pháp rèn luyện và dạy Văn cực hay dành cho giáo viên

Hướng dẫn học sinh hoàn thiện kỹ năng giải bài Toán về Véc – Tơ

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088