Hướng dẫn cha mẹ xử lý tình trạng con trẻ thường xuyên ăn vạ

Hiện nay, các gia đình chỉ có xu hướng sinh từ 1 đến 2 con, thậm chí có gia đình chỉ sinh duy nhất một đứa con với mục đích là có thể nuôi dạy bé trong điều kiện tốt nhất. Chính vì vậy mà những đứa trẻ trong các gia đình đó đều khá được nuông chiều cả về mặt tài chính lẫn tình cảm. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách ưa mè nheo, ăn vạ của trẻ trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Nhiều bố mẹ đang rất đau đầu về vấn đề này mà vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả. Vì vậy, bài viết sau của Gia Sư Việt sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ về cách xử lý khi con trẻ thường xuyên “ăn vạ” nhé.

huong-dan-cha-me-cach-xu-ly-tinh-huong-con-tre-thuong-xuyen-an-va

I. Thực trạng về việc trẻ con được nuông chiều và hay có thói ăn vạ

Do xu hướng sinh ít con nên những đứa trẻ trong các gia đình ngày nay thường được quan tâm, chiều chuộng hết mực. Các bé quen với việc được khen, nịnh, nghe những lời yêu thương và muốn mua gì cũng được đáp ứng, gia đình cưng chiều sắm sửa cho đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Và không chỉ riêng có cha mẹ mà cả ông bà và những người thân khác trong nhà đều chiều trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ đòi hỏi gì đáp ứng nấy và muốn cái gì là đòi bằng được.

Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng trẻ vẫn hiểu được là nếu muốn đòi hỏi một cái gì đó thì chỉ cần khóc lóc, ăn vạ là chắc chắn sẽ được đáp ứng, điều này rất phổ biến trong các gia đình ít con. Đối diện với tình huống này, có ba trường hợp hay xảy ra: Một là bố mẹ chiều con luôn để đỡ phải gặp rắc rối, hai là bố mẹ lờ đi mặc con cứ quấy khóc, ba là bố mẹ quát nạt con rất lớn để buộc con phải giữ trật tự. Cả ba đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng tất cả cũng chỉ giải quyết được tình trạng nhất thời. Còn để dạy con và xây dựng tính cách cho con, chúng ta còn nhiều điều phải bàn về lâu dài.

II. Hướng dẫn cha mẹ xử lý tốt nhất khi con trẻ thường xuyên ăn vạ

1. Không được nổi nóng và đánh mắng con

Trong lúc cha mẹ đang bận rộn với công việc mà trẻ chỉ vì một lý do nhỏ nào đó quay ra khóc lóc, giãy giụa trên sàn nhà, thậm chí ném đồ đạc lung tung thì cha mẹ nào cũng thấy bực mình. Nhiều bậc phụ huynh nóng tính ngay lập tức quát nạt, đe dọa hay thậm chí là thẳng tay đánh con để trẻ dừng ngay hành động đó lại. Tuy nhiên điều đó là cả một sự sai lầm. Bé có thể thấy sợ và nín ngay nhưng dần dần sẽ không gần gũi với bố mẹ nữa. Còn có những bé không những không sợ mà còn có thái độ cáu bẳn, gan lỳ khóc to hơn nữa, hệ quả là về lâu dài sẽ hình thành tính ương ngược và dễ phản kháng.

quat-mang-khi-con-tre-an-va-la-mot-hanh-dong-sai-lam

Chính vì vậy mà tốt nhất là bạn nên giữ bình tĩnh khi xảy ra tình huống này. Thay vì việc cáu giận quát mắng, đánh con thì các bậc cha mẹ nên bớt chút thời gian để tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao trẻ có hành động khóc lóc, ăn vạ như vậy? Sau đó bạn hãy làm một việc đơn giản là ngồi xuống cạnh con khi đang ăn vạ và bắt đầu nói chuyện. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy mình được quan tâm và có thể chia sẻ với bạn về điều mà bé muốn. Còn nếu như bạn đã vỗ về mà trẻ vẫn tỏ thái độ ương bướng, khóc lóc thì cách tốt nhất là bạn nên ra khỏi phòng vài phút để lấy lại bình tĩnh, mặc cho trẻ thỏa thích ăn vạ, khóc lóc xong rồi hãy quay trở lại giải quyết.

2. Nói chuyện nhẹ nhàng khi trẻ bình tĩnh lại

Sau khi trải qua một đợt mè nheo khóc lóc mà không thấy cha mẹ có biểu hiện gì chắc chắn trẻ sẽ dần nguôi ngoai và hiểu được rằng mình cần phải thay đổi thái độ. Lúc đó điều bạn cần làm là hãy ôm trẻ vào lòng và nói là bạn không trách trẻ và hiểu được cảm giác của trẻ khi cáu gắt. Và sau đó bạn hãy giúp trẻ diễn đạt những cảm xúc khó chịu đó thành lời để cả bạn và con có thể hiểu thêm về suy nghĩ của nhau cũng như tìm ra phương án giải quyết vấn đề.

3. Hành xử kiên quyết và không nhượng bộ

Điều này cần các bậc cha mẹ phải chuẩn bị tâm lý và thể hiện thái độ một cách kiên quyết đối với trẻ. Dù cho trẻ có khóc lóc ăn vạ như thế nào đi nữa thì cha mẹ kiên quyết không được đáp ứng những đòi hỏi vô lý của trẻ. Mặc dù ít tuổi nhưng trẻ hiểu rằng nếu “ăn vạ” mà có được thứ trẻ muốn thì trẻ sẽ hình thành thói quen ăn vạ như một điều hiển nhiên. Trong bất kỳ trường hợp nào cha mẹ cũng không nên nhượng bộ bởi nó làm cho cách hành xử của bạn không đúng với tác phong của người lớn và sẽ khiến cho trẻ được thể lấn tới.

4. Nghĩ cách đánh lạc hướng chú ý của trẻ

Nếu các bậc cha mẹ chú ý một chút đến thái độ và hành động của trẻ thì sẽ tìm ra ngay được biện pháp phù hợp. Hãy thử đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, đây là một mẹo nhỏ có thể khiến cho trẻ không ăn vạ nữa ngay lúc đó. Trẻ nhỏ rất dễ khóc nhưng cũng rất dễ nín, khi trẻ đang khóc mà cha mẹ nói đến chuyện khác mà trẻ quan tâm hay chỉ vào một đồ vật mà trẻ yêu thích có thể làm trẻ lập tức nín khóc. Nhưng cách này chỉ nên áp dụng vài lần thôi, vì sau đó trẻ sẽ biết được cách làm của cha mẹ và có cách phòng bị cho riêng mình.

5. Đưa ra lựa chọn phù hợp cho cả hai bên

Cha mẹ có thể nhân tình huống này để giải quyết vấn đề hiệu quả, bằng cách đưa ra những lựa chọn khác và giảng giải cho trẻ hiểu được điều này sẽ tốt hơn thứ mà trẻ đang mong muốn. Nếu làm được thì cả cha mẹ và trẻ đều sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực, bởi vì sau cùng cả hai sẽ cùng hướng tới mục đích to lớn hơn, cụ thể như: Bố mẹ dạy được con cách suy nghĩ, lựa chọn chín chắn và đúng mực hơn, còn con cái hiểu hơn về điều kiện của bản thân và gia đình, tự biết điều chỉnh hành vi của mình để không làm ảnh hưởng đến người khác.

Kết luận: Hi vọng rằng với những chia sẻ trên về cách xử lý khi con trẻ thường xuyên ăn vạ sẽ giúp bậc cha mẹ tìm ra giải pháp hữu hiệu, qua đó dễ dàng giải quyết triệt để vấn đề này. Ngoài ra, bên cạnh việc rèn giũa cách ứng xử tốt cho con, cha mẹ cũng nên quan tâm và sát sao với con trong việc học tập. Nếu thấy con còn nhiều phần kiến thức chưa chắc chắn cần phải cải thiện, anh chị có thể liên hệ với Gia Sư Việt qua Hotline: 096.446.0088 – 090.462.8800 để chúng tôi hỗ trợ tìm gia sư phù hợp cho bé trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm:

6 dấu hiệu cho thấy con bạn là một thiên tài và cách phát huy

♦ Mách bạn cách dạy trẻ làm việc nhà để học hỏi kỹ năng sống

Giới thiệu 6 địa chỉ cung cấp gia sư quận Cầu Giấy uy tín nhất

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088