5 cách để xây dựng tình bạn đẹp trên ghế nhà trường

Dù không trực tiếp gần gũi với chúng ta như bố mẹ hay gia đình, nhưng những người bạn đồng trang lứa vẫn đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nhìn lại về lịch sử, đằng sau những thành công hiển hách của các bậc cao nhân luôn là sự kề vai sát cánh với bạn bè. Trong số đó, có thể kể đến các đôi bạn thân nổi tiếng của làng văn học như Xuân Diệu – Huy Cận (Việt Nam), Ernest Hemingway và F. Scott Fitzgerald (thế giới), hay trong lĩnh vực công nghệ chúng ta có Steve Jobs và Bill Campbell,…

5-cach-xay-dung-tinh-ban-dep-tren-ghe-nha-truong

Không ít trong số những tình bạn khăng khít ấy được hình thành từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói rằng, môi trường học đường khá thích hợp để chúng ta tìm ra những người có chung sở thích, năng lực và mục tiêu với mình. Tuy vậy, cũng đáng buồn là hiện nay các em phải dành nhiều thời gian cho việc học, dẫn đến thiếu kĩ năng giao tiếp hay ứng xử cần thiết để xây dựng một mối quan hệ bạn bè vững bền. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết này, Gia Sư Việt sẽ gợi ý cho các em 5 cách để có được và duy trì tình bạn đẹp thời “áo trắng”.

1 – Chọn những người bạn mà “đôi bên đều có lợi”

Chúng ta luôn mong muốn có thể làm những điều tốt nhất cho bản thân, nên đôi khi sẽ rơi vào trường hợp phải tuân phục và chạy theo một người mình coi là “bạn”. Hoặc cũng nhiều lúc xảy ra tình trạng ta luôn thấy mình mệt mỏi khi cứ phải gồng gánh trách nhiệm và đóng vai trò như người mẹ, người cha của bạn mình. Những mối quan hệ lệch lạc như thế giữa hai người xa lạ khó có thể giúp họ tiến xa. Mọi mối quan hệ bền vững và tốt đẹp đều có một điểm chung, đó là: Giúp mỗi người có liên quan được cống hiến và trưởng thành.

Bạn giỏi Toán, bạn dạy cho mình để hai người cùng học tốt, mình có khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn chỉnh sửa cách ăn nói cho khéo léo, và cả hai cũng cùng tiến bộ. Không ai phải chịu thiệt hay kém cỏi hơn ai, mà ngược lại là chúng ta bù trừ lẫn nhau. Đó chính là cách mà bạn chọn người đồng hành thân thiết cho mình. Hãy ở bên nhau, cùng làm việc, học tập và chia sẻ cuộc sống, sau đó đặt câu hỏi người kia có thể làm gì cho mình, và mình có thể giúp bạn ấy điều gì. Nếu câu trả lời cho thấy cả hai đều cho đi và nhận lại được những thứ tốt đẹp, thì chúc mừng, các bạn đã tìm thấy nhau rồi đấy.

2 – Tiếp xúc và quen biết với các nhóm bạn khác

Được gắn bó và là một phần của cộng đồng chung luôn là nhu cầu cơ bản tự nhiên của con người. Vì thế, chúng ta thường sẽ có nhiều hơn một nhóm bạn chơi cùng. Nếu không phải là hội cùng tổ trong lớp, thì cũng sẽ là hội cùng học thêm Văn, hay hội đi học chung gần nhà,… Mỗi một nhóm bạn như vậy lại có thêm những gương mặt mới lạ, và mỗi nhóm lại mang một đặc điểm riêng.

Nếu thực sự đặt mối quan hệ với một người nào đó đến mức thân thiết, hay tâm giao, chúng ta ít nhiều nắm được những hội nhóm khác của bạn mình. Thỉnh thoảng kể cho nhau vài câu chuyện, hôm nay gặp ai, đi với người nào, cảm thấy ra sao, vậy là đủ. Có thể bạn sẽ không trực tiếp gặp gỡ hay phải giao lưu với họ, nhưng bạn vẫn biết liệu nhóm người đó như thế nào, liệu bạn mình chơi cùng có phù hợp hay không. Chưa kể, nếu sau này có tình huống gì không may xảy ra khi bạn mình đi với hội nhóm khác, bạn còn biết cách để liên lạc và đến được chỗ của bạn thân mình.

3 – Biết cách hạ cái tôi xuống khi cần thiết

Đã có không ít mối quan hệ tưởng khăng khít và bền chặt bỗng một ngày vỡ tan vì ai cũng muốn giành phần hơn cho mình. Sau một ngày dài mệt mỏi, có lẽ ai cũng muốn được xoa dịu và vỗ về. Vì vậy, đôi khi chỉ cần chúng ta bớt chút thời gian để lắng nghe bạn mình kể về những điều đã xảy ra, thử đặt mình vào vị trí của họ để hiểu cảm giác mà họ đã từng trải. Khi đó, ta nhận ra ai cũng có những nỗi niềm riêng, và luôn cần được sẻ chia, thấu hiểu.

Việc ai đó đưa cái tôi quá lớn ra để đe dọa đến mối quan hệ thực chất bắt nguồn từ những tổn thương mà người đó đã phải chịu. Cảm xúc của họ đã từng không được trân trọng và đón nhận đúng cách nên khi tìm được một người đủ tin tưởng, họ có xu hướng làm quá lên những yêu cầu của bản thân để tìm thấy sự tôn trọng. Bởi vì lẽ đó, lời khuyên đưa ra là thay vì sừng cổ lên để tranh đua được mất với nhau, chúng ta hãy lắng lại một chút, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói và luôn đặt tình yêu thương lên trên tất thảy nhé.

4 – Tương tác với bạn bè trên mạng xã hội

Các phụ huynh khi thấy con mình hay nhắn tin, nói chuyện với bạn bè trên mạng thì thường cho đó là điều tiêu cực và có biện pháp ngăn cấm. Tuy nhiên, khách quan mà nói, mạng xã hội chỉ là công cụ, kết quả chúng đem lại tốt hay xấu phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng. Bởi vậy, bậc sinh thành thay vì cấm đoán thì nên định hướng cho con sử dụng hợp lí hơn. Cùng với đó, các bạn cũng cần phân bổ thời gian cho khoa học để không tự đẩy bản thân đến tình huống bất lợi.

Dù có thể gặp gỡ và nói chuyện với nhau hàng ngày, thì việc có tương tác với nhau trên mạng xã hội cũng đóng một vai trò rất thiết thực. Bởi lẽ, trên Facebook hay Instagram (hai trang được các bạn học sinh ưa chuộng), các bạn hay đào sâu chia sẻ rất nhiều về những sở thích cá nhân của mình. Thật tâm quan sát các bài đăng hay hình ảnh của người đó, chúng ta có thể hiểu thêm rất nhiều về họ. Vì vậy, việc theo dõi, Tags nhau vào bài viết, bày tỏ cảm xúc hay bình luận qua lại thật sự sẽ rất có hiệu quả trong việc thắt chặt mối quan hệ đấy.

5 – Quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất

Hãy đối xử với nhau tốt nhất có thể, dù là khi mới quen, hay khi bắt đầu hiểu nhau và muốn gắn bó, và thậm chí đến cả lúc đã như người thân trong gia đình. Tình bạn đẹp bắt đầu từ tình cảm thật lòng, nên hãy duy trì và vun đắp cho nó từng ngày bằng sự yêu thương. Bạn đâu lường trước được điều gì sẽ xảy ra ở tương lai, có thể ngay mai kia thôi các bạn đã phải chia lìa. Vì vậy, đừng lơ là khi thấy bạn mình vừa thay đổi kiểu tóc hay có một bộ trang phục mới, hay thờ ơ, ngoảnh mặt làm ngơ khi họ gặp rắc rối…

Mỗi khi cảm thấy mối quan hệ có vấn đề, hãy nghĩ lại lí do khiến các bạn bắt đầu. Bất kể mối quan hệ nào cũng vậy, dù là giữa những người bạn, hay gia đình, hay đồng nghiệp,… đều cần những sự quan tâm nhỏ bé như một vài lời khen chân thành, những câu khuyên nhủ, hoặc đơn giản chỉ là sự có mặt khi cần. Bởi chúng là từng viên gạch mà ta đặt lên mỗi ngày để toà lâu đài vững chắc được hình thành.

Kết luận: Việc học vẫn nên là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên, sau này, rời khỏi mái trường, các bạn cần nhiều điều hơn thế. Có những người bạn thân thiết sẽ giúp chúng ta cực kì nhiều trên mọi cung đường phát triển. Nếu còn thắc mắc về việc học tập cũng như gặp vấn đề khó khăn liên quan đến tình bạn, đội ngũ Gia Sư Việt với các giảng viên trẻ trung và tâm lí luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 090.462.8800 để được tư vấn nhé. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

Phương pháp học 7 Hằng đẳng thức đáng nhớ hiệu quả nhất

Đại học có phải con đường duy nhất để chạm đến thành công?

Hướng dẫn sinh viên phương pháp dạy kèm môn Toán hiệu quả

Để lại bình luận

Chat Zalo 0964460088